Friday, May 3

Nông thôn mới

Đô thị sinh thái Phong Điền đi lên từ huyện nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới

Đô thị sinh thái Phong Điền đi lên từ huyện nông thôn mới nâng cao

Tiến nhanh, vững bước UBND TP Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn thành phố năm 2023. Trong đó, thành phố đề ra mục tiêu cụ thể tiếp tục rà soát, củng cố, nâng 36 xã đạt chuẩn NTM phải đảm bảo đạt theo bộ tiêu chí của TP Cần Thơ về NTM giai đoạn 2021 – 2025. Diện mạo nông thôn ở TP Cần Thơ ngày càng trở nên khởi sắc. Ảnh: Kim Anh. Đồng thời, nâng chất các xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 - 2021. Khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế hợp tác (HTX, THT, trang trại) sản xuất quy mô lớn, tập trung và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, triển khai sâu rộng các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch của ngành nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập c...
500 năm tinh hoa kết tinh trong tranh thêu Phương Thảo
Nông thôn mới

500 năm tinh hoa kết tinh trong tranh thêu Phương Thảo

Nghề thêu ở xã Thắng Lợi (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XV và trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử. Ngày nay, làng thêu không còn giữ được vẻ nhộn nhịp như xưa, số lượng nghệ nhân, thợ giỏi không còn nhiều. Nguyên nhân chính là do đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, giá thành cao trong khi thị trường tiêu thụ hẹp. Thu nhập của người thêu thấp trong khi công sức bỏ ra lại lớn. Dù các nghệ nhân ở làng nghề cùng chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nỗ lực bảo tồn nghề nhưng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế thị trường. Tại cơ sở tranh thêu Phương Thảo của nghệ nhân Nguyễn Thúy Đào, chị cho biết: “Giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình phát triển nghề thêu là vào những năm xảy ra Covid-19, mọi hoạt động của xưởng thêu gần như “đóng băng”. Nhưng vớ...
Độc đáo như chăn bông tơ tằm tự dệt
Nông thôn mới

Độc đáo như chăn bông tơ tằm tự dệt

Anh bạn đứng cạnh tôi bảo, OCOP 5 sao đấy! Còn bà Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cho hay, sau nhiều năm quan sát con tằm làm tơ, đan kén nó ngoáy đầu ra sao, rút ruột thế nào bỗng nảy ra một ý tưởng lạ, sắp xếp những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tự dệt thành tơ. Theo cách làm truyền thống thì phải kéo kén, ươm tơ, từ đó cào thành bông rồi khâu cố định các lớp vào để tạo ra chăn, rất tốn công và sau một thời gian sử dụng dễ bị vón cục. Từ ý tưởng đến thành công phải qua rất nhiều thất bại. Mất 1 năm với 8 lứa tằm đem ra làm thí nghiệm, tương đương vài chục đêm ròng thức trắng bà mới hoàn thiện được phương pháp độc đáo là tơ tằm tự dệt. Tằm khi đan kén còn có cái tổ để che thân nên yên tâm kéo tơ, đằng này lũ tằm tự dệt phải...
Vĩnh Phúc có chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu
Nông thôn mới

Vĩnh Phúc có chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu các cấp, ngành khẩn trương quán triệt nghị quyết của HĐND tỉnh về tiêu chuẩn, tiêu chí, cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu. Ảnh: Bích Phượng. Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành quán triệt những nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 08 (NQ 08) của HĐND tỉnh thông qua Đề án xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu và Nghị quyết số 06 (NQ 06) HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030. “Việc HĐND tỉnh thông qua 2 nghị quyết là những cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thu ...
Gần 200 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Công thương – OCOP Thái Nguyên
Nông thôn mới

Gần 200 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Công thương – OCOP Thái Nguyên

Gian hàng của HTX nông nghiệp Huyền Hân, đơn vị chuyên phân phối sản OCOP đặc sản của tỉnh Thái Nguyên tham dự hội chợ. Ảnh: Toán Nguyễn. Hội chợ triển lãm Công Thương - OCOP Thái Nguyên là hoạt động được tổ chức thường niên từ nhiều năm nay, góp phần khẳng định thương hiệu riêng của tỉnh Thái Nguyên. Chương trình với mục đích xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên với người tiêu dùng toàn quốc. Năm 2023, số lượng hàng hóa đa dạng, phong phú và được đánh giá là nhiều hơn hội chợ năm trước. Ngoài các sản phẩm của các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp địa phương, hội chợ cũng có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ nhiều nơi trên cả nước tham gia với gần ...
Hàng ngàn sản phẩm làng nghề, OCOP quy tụ về Hà Nội
Nông thôn mới

Hàng ngàn sản phẩm làng nghề, OCOP quy tụ về Hà Nội

Trong 4 ngày, từ ngày 18 - 21/5, người tiêu dùng Thủ đô được dịp "giải nhiệt" mua sắm, trải nghiệm văn hóa các vùng miền với hàng ngàn sản phẩm từ mọi miền Tổ quốc và nhiều nhất là từ Hà Nội tại Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, OCOP, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 tổ chức ở trung tâm huyện Thanh Trì. Nhiều loại hàng hóa rất phong phú tại hội chợ. Ảnh: Tư liệu. Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố, Hà Nội còn 806 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận; có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code; Có 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao; 149 mô hình liên kết chuỗi ...
Không liên kết làm cánh đồng lớn thì nông dân chỉ có thiệt
Nông thôn mới

Không liên kết làm cánh đồng lớn thì nông dân chỉ có thiệt

Ném máy cấy xuống ao, ngăn vợ làm ruộng Năm đó, anh Lâm (chồng) tuyên bố sẽ từ mặt vợ nếu chị Hoa cứ khăng khăng làm nông nghiệp. Có lần, vì không khuyên can được vợ, anh Lâm thuê người ném hai chiếc máy cấy trị giá cả trăm triệu đồng xuống ao để ngăn việc chị thực hiện ý định thành lập hợp tác xã, liên kết sản xuất lúa gạo tại địa phương... Tiếc số tiền đã đầu tư ban đầu, giữa trưa nắng chị Hoa phải nhờ cậy hàng xóm láng giềng lặn lội xuống ao kéo máy lên để chùi rửa và sấy khô. Cũng vì bất đồng quan điểm, hai vợ chồng khục khặc một thời gian, có thời điểm tưởng chừng như không thể cứu vãn mối quan hệ. Sản phẩm gạo Hoa Minh của HTX Xuân Minh đạt tiêu chuẩn VietGap năm 2022. Ảnh: Quốc Toản. Chuyện khởi nghiệp của người phụ nữ nhỏ nhắn ấy được bắt đầu như thế! Tôi thắc mắc hỏi, tại sao ch...
Nhiều sản phẩm OCOP không có sở hữu trí tuệ, chất lượng chưa gắn nhãn hiệu
Nông thôn mới

Nhiều sản phẩm OCOP không có sở hữu trí tuệ, chất lượng chưa gắn nhãn hiệu

Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023 chủ trì cuộc họp. Ảnh: Phạm Hiếu. Ngày 17/5, Bộ NN-PTNT tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương năm 2023, qua đó công nhận thêm 19 sản phẩm OCOP 5 sao. Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Bá Anh, Phó cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), Tổ trưởng Tổ tư vấn số 01 của Hội đồng cho biết, trong 85 hồ sơ thuộc nhóm thực phẩm được các địa phương đề xuất, Tổ tư vấn tiến hành thẩm định, đánh giá đợt 1 cho 30 hồ sơ. Kết quả đã có 19 sản phẩm đủ điều kiện để được công nhận đạt sản phẩm OCOP cấp quốc gia. Các sản phẩm này bao gồm “Mật hoa dừa”, “Đường hoa dừa” của Công ty TNHH Trà Vinh FARM, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Sản ...
Tánh Linh nâng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới
Nông thôn mới

Tánh Linh nâng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới

Chuyển mình từ cơ sở Những năm qua, trên địa bàn huyện Tánh Linh (Bình Thuận) nhờ đầu tư hệ thống các trạm bơm dọc theo sông La Ngà và từng bước hoàn chỉnh các tuyến kênh nên phần lớn diện tích canh tác đều được đảm bảo nguồn nước tưới. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Tánh Linh được quan tâm đầu tư, xây dựng. Ảnh: TL. Theo đó, huyện Tánh Linh hiên có 7 đập dâng và 9 trạm bơm nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó, 2 trạm bơm Gia An và La Ngâu phát huy tốt hiệu quả, vượt năng lực thiết kế. Hệ thống thủy lợi được nhà nước đầu tư chủ yếu là các công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp I để tạo nguồn tưới, còn lại kênh mương cấp II, cấp III, kênh mương nội đồng do địa phương đầu tư xây dựng. Toàn huyện đã kiên cố hóa kênh mương nội đồng, tập trung tại các xã Nghị Đức, Bắc Ruộng,...
Nông dân nhiều nơi ở Ninh Thuận thu tiền tỷ không khó
Nông thôn mới

Nông dân nhiều nơi ở Ninh Thuận thu tiền tỷ không khó

Nông dân thu tiền tỷ giờ không khó Xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn) là 1 trong 15 xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Ninh Thuận với diện tích tự nhiên gần 13 nghìn ha, trên 12 nghìn người. Những năm qua, địa phương không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng Nông thôn mới (NTM). Theo đó, địa phương đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân. Đồng thời phối hợp cùng các cơ quan chức năng trong việc nghiệm thu, vận hành hệ thống thuỷ lợi nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ chuyển đổi qua mô hình dưa lưới trong nhà kính, gia đình ông Ngô Văn Bảo có nguồn thu cả tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Minh Hậu. Địa phương này cũng tổ chức phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuy...
RSS
Follow by Email