Tuesday, March 19

Khuyến nông

Năng lực tìm kiếm thị trường của hợp tác xã hạn chế
Khuyến nông

Năng lực tìm kiếm thị trường của hợp tác xã hạn chế

Năng lực quản lý, tư duy còn yếu Theo Liên minh Hợp tác xã Đắk Lắk, địa phương có 763 hợp tác xã (HTX), với khoảng 70.000 thành viên hoạt động. Khu vực HTX của tỉnh đã thu hút khoảng 23.000 lao động thường xuyên, lợi nhuận bình quân đạt 150 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân thành viên/người lao động khoảng 45 triệu đồng/năm. Đắk Lắk đã hình thành nhiều mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, xây dựng sản phẩm đặc trưng của vùng, miền; nhiều sản phẩm của HTX đạt được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện có 517 HTX, chiếm hơn 69% số HTX toàn tỉnh; có 34 sản phẩm của 26 HTX được phân hạng OCOP, trong đó có 6 sản phẩm đạt 4 sao OCOP. Tuy số lượng HTX tại Đắk Lắk lớn nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Bà Hoà...
Để nghề nuôi yến bền vững: [Bài 4] Kê khai cấp mã định danh
Khuyến nông

Để nghề nuôi yến bền vững: [Bài 4] Kê khai cấp mã định danh

Phú Yên hiện đầy tiềm năng để phát triển nghề nuôi chim yến. Ảnh: KS. Tiềm năng rất lớn Phú Yên là một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim yến, bởi bên cạnh có nền nhiệt trung bình cao, độ ẩm không khí phù hợp, Phú Yên còn có đường bờ biển dài gần 200km, nhiều vùng đồng bằng rộng lớn với nguồn côn trùng bay dồi dào, nguồn thức ăn ưa thích của chim yến. Từ năm 2015, Phú Yên đã bắt đầu định hướng nghề nuôi yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến. Cùng với đó, thành lập Hội Yến sào tỉnh để hỗ trợ cho người nuôi chim yến về các quy định của nhà nước, kỹ thuật dẫn dụ, nuôi và quản lý đàn chim yến hiệu quả. Vì vậy, có thể nói, đây là những điều kiện để phát triển nghề nuôi chim yến tại địa phương. Theo thống kê của ngành nông nghiệp Phú Yên, đến nay toàn tỉnh có trê...
Vietstock 2023 là phiên bản đặc biệt
Khuyến nông

Vietstock 2023 là phiên bản đặc biệt

Chủ trì Họp báo Vietstock 2023, từ trái sang, ông Trần Cao, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam; ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và bà Rungphech Chitanuwat, Tập đoàn Infoma Markets. Ảnh: Phương Thảo. Phát biểu tại Họp báo “Vietstock - Triển lãm đầu ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt tại Việt Nam” sáng 26/9 tại Hà Nội, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chăn nuôi hiện là lĩnh vực mũi nhọn của ngành nông nghiệp Việt Nam với 1/4 tỷ trọng và đóng góp 27% GDP chung toàn ngành trong nửa đầu 2023. Theo ông Thắng, Việt Nam đã chuyển từ trạng thái “thiếu ăn sang ăn ngon và thực phẩm sạch” nên khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành chăn nuôi đã chủ động có những bước chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với sự ...
Vùng nuôi tôm – lúa đạt chứng nhận ASC đầu tiên trên thế giới
Khuyến nông

Vùng nuôi tôm – lúa đạt chứng nhận ASC đầu tiên trên thế giới

Tiêu chuẩn sản xuất bền vững được coi là bản lề cho việc nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng giá trị sản phẩm. Ảnh: Trọng Linh. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau có quy mô vừa và nhỏ. Khi tham gia chuỗi giá trị, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức, nhất là việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về xã hội, môi trường và sản xuất bền vững, dẫn đến việc liên kết với nông dân để thu mua sản phẩm ổn định, có chất lượng cao theo các tiêu chuẩn quốc tế còn đối mặt khó khăn, thách thức. Dự án GRAISEA thuộc chương trình tăng cường bình đẳng và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Ðông Nam Á tạo ra những cơ hội chuyển đổi cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong lĩnh vực nông nghiệp tại châu Á t...
Cần Thơ đưa nhiều nghiên cứu, công nghệ mới ra sản xuất
Khuyến nông

Cần Thơ đưa nhiều nghiên cứu, công nghệ mới ra sản xuất

Hoạt động nghiên cứu lai tạo giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức. TP Cần Thơ với vị trí thuận lợi là trung tâm vùng ĐBSCL nên tập trung nhiều đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và có nhiều thuận lợi trong chuyển giao, ứng dụng phát triển công nghệ cho cả khu vực. Trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nông nghiệp của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa ĐBSCL, Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Trường Đại học Nam Cần Thơ… Tại Viện Lúa ĐBSCL, một trong những thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu, chọn tạo ra hàng chục giống lúa mới cao sản ngắn ngày chuyển giao ra sản xuất có hiệu quả khắp vùng ĐBSCL. Tại vùng ĐBSCL, trong 12 giống được trồng phổ biến nhất từ năm 2000 đến nay đã có 10 giống do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo là...
‘Nếm mật nằm gai’ nghiên cứu sâm Lai Châu
Khuyến nông

‘Nếm mật nằm gai’ nghiên cứu sâm Lai Châu

Trầy trật nghiên cứu bảo tồn, nhân giống sâm Lai Châu Với địa hình núi cao trên 1.000m, Lai Châu là nơi tập trung diện tích rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẻ quanh năm, dưới tán rừng có một số loài cây dược liệu quý như sâm Lai Châu, thảo quả... Trong đó, sâm Lai Châu phân bố tập trung ở độ cao 1.400 - 2.200m so với mực nước biển. Hiện nay, Lai Châu đang đẩy mạnh phát triển sâm Lai Châu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, giá trị của cây dược liệu quý này. TS Phạm Quang Tuyến (Viện Nghiên cứu Lâm sinh thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) - người đã có hơn 10 năm gắn bó với cây sâm Lai Châu. Ảnh: Duy Học. Nhận thấy tiềm năng và giá trị của sâm Lai Châu, Bộ NN-PTNT cũng đã giao Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam triển khai đề tài “Nghiên cứu phục tráng và phát triển nguồn gen cây sâm Lai ...
Bất cập cơ sở giết mổ tại Đắk Lắk: Vừa thiếu lại vừa yếu
Khuyến nông

Bất cập cơ sở giết mổ tại Đắk Lắk: Vừa thiếu lại vừa yếu

Các cơ sở giết mổ tại Đắk Lắk chủ yếu được đầu tư hàng chục năm trước hiện đã xuống cấp, nằm lọt thỏm trong khu dân cư. Ảnh: Minh Quý. Cơ sở cũ kỹ, xuống cấp Các cơ sở giết mổ động vật tập trung tại Đắk Lắk hầu hết được xây dựng từ những năm 2000, đến nay hầu hết nằm xen kẽ trong khu dân cư, gần chợ. Do đã hoạt động lâu năm nên phần lớn đã xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường. Tại một số huyện chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung, việc giết mổ chủ yếu diễn ra tại các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ khiến việc kiểm soát giết mổ chưa thực sự bảo đảm an toàn thực phẩm. Hoạt động giết mổ còn diễn ra tự phát, các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ nhiều trong khi chính quyền địa phương không quan tâm, quản lý mà chủ yếu giao cho lực lượng thú y cơ sở đảm nhiệm thực hiện kiểm soát giết mổ nên khó khă...
Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
Khuyến nông

Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa

Người chăn nuôi cần chủ động nguồn thức ăn đầy đủ cho đàn vật nuôi. Ảnh: KS. Bổ sung dinh dưỡng nâng cao đề kháng Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên, thời tiết trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn giao mùa, mưa nắng thất thường, điều kiện thuận lợi để các loại mầm bệnh phát sinh lây lan thành dịch làm chết gia súc. Trong đó, điểm nóng là những ổ dịch cũ như bệnh tụ huyết trùng trâu, bò cấp tính, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và một số bệnh do thời tiết như cảm nóng, cảm lạnh, tiêu chảy, chứng hơi dạ cỏ, dịch tả lợn Châu Phi, tai xanh, phó thương hàn, tụ huyết trùng lợn, cúm gia cầm chủng độc lực cao H5N1, H5N6… Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, ngay từ bây giờ, người chăn nuôi cần chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ đàn...
Để nghề nuôi yến bền vững: [Bài 3] Nghề mới đầy triển vọng ở Gia Lai
Khuyến nông

Để nghề nuôi yến bền vững: [Bài 3] Nghề mới đầy triển vọng ở Gia Lai

Hợp tác xã Phố Yến tại huyện Phú Thiện, Gia Lai. Ảnh: Đăng Lâm. Phát huy tiềm năng Gia Lai là tỉnh tiềm năng để phát triển nghề nuôi chim yến. Những năm gần đây, hoạt động dẫn dụ và gây nuôi chim yến đang phát triển mạnh mẽ ở một số địa phương. Toàn tỉnh hiện có 1.303 nhà nuôi chim yến với sản lượng khoảng 6.500 kg/năm, trong đó tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Huyện Chư Sê (287 nhà), huyện Đức Cơ (1.218 nhà), thị xã Ayun Pa (166 nhà), Krông Pa (139 nhà), huyện Ia Pa (136 nhà), huyện Chư Prông (97 nhà) và một số địa phương khác. Để phát triển nghề nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã hướng dẫn bà con phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm, gắn kết từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, trong đó các doa...
Sản phẩm động vật an toàn từ lò mổ: [Bài cuối] Cơ sở giết mổ tập trung ngày một đông
Khuyến nông

Sản phẩm động vật an toàn từ lò mổ: [Bài cuối] Cơ sở giết mổ tập trung ngày một đông

Con hẻm 944 Trần Hưng Đạo (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) hiện đã thoát nạn ô nhiễm do những lò giết mổ động vật nhỏ lẻ gây ra. Ảnh: V.Đ.T. Đón làn sóng doanh nghiệp tới đầu tư Ở Bình Định, ngoài 6 cơ sở giết mổ động vật tập trung đã hình thành tại thành phố Quy Nhơn và thị xã An Nhơn, trong đó, có 5 cơ sở giết mổ hỗn hợp gia súc, gia cầm và 2 cơ sở chuyên giết mổ gia cầm. Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, hiện đơn vị chủ đầu tư Cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn tại thị xã An Nhơn là Công ty TNHH Sản xuất chế biến thực phẩm Quy Nhơn, đã được UBND tỉnh Bình Định tiếp tục chấp thuận chủ trương tiếp tục đầu tư thêm 1 cơ sở giết mổ động vật tập trung tại thị xã Hoài Nhơn với quy mô cơ giới. Bên cạnh đó, tại huyện Phù Cát, Công ty TNHH San Hà...
RSS
Follow by Email