Monday, April 29

Khuyến nông

Sầu riêng được nông dân quan tâm đặc biệt tại chương trình Bác sĩ nông học
Khuyến nông

Sầu riêng được nông dân quan tâm đặc biệt tại chương trình Bác sĩ nông học

Các bác sĩ nông học giải đáp thắc mắc của bà con nông dân. Ảnh: Kim Anh. Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hội Nông dân TP Cần Thơ và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí vừa tổ chức tọa đàm Bác sĩ nông học. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 500 nông dân đến từ 8 quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Sau nhiều năm triển khai, chương trình Bác sĩ nông học đã trở thành diễn đàn kết nối "4 nhà" hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đây là chương trình tư vấn khuyến nông, bà con tiếp cận trực tiếp với các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông hóa thổ nhưỡng, trồng trọt, bảo vệ thực vật, dinh dưỡng cây trồng, chăn nuôi, thú y. Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn thiết thực cho bà con trong quy trình canh tác nôn...
Liên kết yếu, doanh nghiệp vẫn phải mua lúa gạo qua ‘cò’
Khuyến nông

Liên kết yếu, doanh nghiệp vẫn phải mua lúa gạo qua ‘cò’

Mô hình liên kết sản xuất lúa gạo với Tập đoàn Lộc Trời tại HTX Bình Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Vừa qua, tại TP Long Xuyên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT An Giang tổ chức hội thảo thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng diện tích cả năm sản xuất lúa gạo của nước ta khoảng gần 4 triệu ha, cho ra sản lượng từ 24 - 25 triệu tấn/năm, riêng năm 2022, xuất khẩu 7,1 triệu tấn, trong đó ĐBSCL đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chính như Philippines, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, EU, Nhật, Mỹ… Hiện nay, các doanh nghiệp mua ...
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chưa như kỳ vọng [Bài 3]: Cán bộ nghỉ vãn, thú y lúng túng
Khuyến nông

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chưa như kỳ vọng [Bài 3]: Cán bộ nghỉ vãn, thú y lúng túng

Trước khi sáp nhập, các Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện là cánh tay nối dài của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định trong việc quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: V.Đ.T. Khôi phục lại hệ thống thú y, BVTV là cần thiết Nhớ lại thời chưa thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, các Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện thể hiện đúng vai trò là cánh tay nối dài của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, góp phần đắc lực giúp chính quyền địa phương trong công tác quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh. Ngày ấy, các Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện ở Bình Định luôn hoàn thành các nhiệm vụ chăn nuôi, thú y theo đúng chức năng, nhiệm vụ trên địa bàn quản lý. Công tác quản lý chăn nuôi, kiểm tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm ...
Mô hình lúa – tôm, sự kết hợp thông minh, hoàn hảo
Khuyến nông

Mô hình lúa – tôm, sự kết hợp thông minh, hoàn hảo

Tỉnh Bạc Liêu là trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Ảnh: Trọng Linh. Với điều kiện sinh thái đặc thù, tỉnh Bạc Liêu đã và đang tập trung tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng chủ động thích ứng. Nếu như hạn, mặn được xác định là nguy cơ, thì Bạc Liêu đã hóa giải các nguy cơ thành thời cơ. Trong đó, sản xuất lúa - tôm chính là mô hình thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Bạc Liêu được biết đến là trung tâm công nghiệp tôm của cả nước. Trong đó, ngoài các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, Bạc Liêu còn nhiều mô hình nuôi tôm tự nhiên độc đáo khác như mô hình tôm - rừng, tôm - lúa. Các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp gọi mô hình lúa - tôm là mô hình sản xuất thông minh vì đây là mô hình sản xuất bền vững, sống chung với biến đổi khí hậu. Cá...
Nuôi dúi để túi rủng rỉnh tiền
Khuyến nông

Nuôi dúi để túi rủng rỉnh tiền

Dúi thương phẩm khi xuất bán có thể nặng đến 4 kg/con. Ảnh: T. Phùng. Quê ở tỉnh Quảng Nam, chàng trai Lê Hữu Như Ý kết duyên cùng cô gái Quảng Bình khi cùng nhau làm du lịch tại Đà Nẵng. Khi đại dịch Covid-19 kéo dài, Như Ý quyết định về quê vợ để lập nghiệp tại xã Sơn Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) vào cuối năm 2019. Những ngày ở quê vợ, Như Ý lên mạng internet tìm hiểu về kỹ thuật nuôi dúi. Nhìn quanh làng thấy trồng đầy tre, nứa là phù hợp với thức ăn cho loài vật nuôi này, Như Ý quyết định mua mấy cặp về nuôi thử. Ban đầu, Như Ý mua dúi giống của người dân trên địa bàn săn bắt được, với dự định nuôi giống dúi tự nhiên thuần chủng. Nhưng sau một thời gian, dúi tự nhiên chậm lớn và hao hụt dần. Hóa ra, dúi vốn khó thích nghi với môi trường nuôi nhốt nên em không thành công. Rút kinh...
Hỗ trợ hơn 6 vạn gà giống cho nông dân Hải Phòng
Khuyến nông

Hỗ trợ hơn 6 vạn gà giống cho nông dân Hải Phòng

Trao gà giống cho nông dân xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Đinh Mười. Việc này được thực hiện thông qua chương trình “Hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2023” giữa Hội Nông dân thành phố Hải Phòng và Công ty cổ phần Giống gia cầm Lượng Huệ (Công ty Lượng Huệ). Theo đó, Công ty Lượng Huệ hỗ trợ người nông dân chăn nuôi gà trên địa bàn thành phố Hải Phòng gà giống đúng chủng loại, được tiêm phòng vaccine lúc 1 ngày tuổi, đảm bảo tỷ lệ gà mái - gà trống theo tỷ lệ tự nhiên do công ty sản xuất, cung cấp ra thị trường trong nước và khu vực. Giống gà được Công ty xuất ra cho người chăn nuôi đảm bảo chất lượng, đã tiêm phòng vaccine phòng ngừa một số bệnh và đảm bảo khỏe mạnh đến tay hội viên nông dân. Sau 2 tháng triển khai, Công ty Lượng Huệ ...
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chưa như kỳ vọng: [Bài 1] Tự chủ tài chính bất khả thi
Khuyến nông

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chưa như kỳ vọng: [Bài 1] Tự chủ tài chính bất khả thi

Sau gần 5 năm sáp nhập, hiện chưa có Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nào tại tỉnh Bình Định tự chủ được tài chính. Ảnh: V.Đ.T. Chuyển từ nhận ngân sách tỉnh sang ngân sách huyện Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bình Định đã tiến hành hợp nhất các Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trạm Trồng trọt và BVTV, Trạm Khuyến nông và Khuyến ngư cấp huyện thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện. Đồng thời, tỉnh cũng chuyển 1 số chức năng, nhiệm vụ về quản lý Nhà nước của các đơn vị nói trên về Phòng NN-PTNT, Phòng Kinh tế huyện. Theo đó, Sở NN-PTNT Bình Định đã bàn giao các trạm chuyên ngành nói ...
Dùng công nghệ phổ ánh sáng, nhà lưới, nhà màng sạch bóng côn trùng
Khuyến nông

Dùng công nghệ phổ ánh sáng, nhà lưới, nhà màng sạch bóng côn trùng

Tại xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện, Hải Dương), mới đây, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả “Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh”. Nhà màng, nhà lưới sử dụng đèn công nghệ phổ ánh sáng phát huy hiệu quả cao trong việc dẫn dụ, tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng. Ảnh: Phạm Ninh Hải. Năm 2023, Trung tâm Ứng dụng Khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống triển khai thực hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, nhà lưới sử dụng đèn bắt côn trùng Model DCT.01 DA 8W tại hộ anh Bùi Văn Duy ở xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành) và anh Vũ Văn Phong ở xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện) với tổng diện tích 2.000m2. Kết quả, các hộ kh...
Đại gia súc và gia cầm hồi phục tốt, chăn nuôi heo vẫn đì đẹt
Khuyến nông

Đại gia súc và gia cầm hồi phục tốt, chăn nuôi heo vẫn đì đẹt

Người chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá thức ăn, vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là sau khi xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, số hộ nuôi nhỏ lẻ giảm nhiều, khiến tổng đàn heo đạt thấp. Ảnh: Trung Chánh. Nhiều hộ chăn nuôi heo 'treo chuồng' Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, theo thống kê đến hết tháng 6 năm 2023, tổng đàn heo của tỉnh trên 194.000 con, đạt 65% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2023 là trên 295.000 con). Trong đó, có 32 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô bình quân từ 1.000-1.500 con/lứa, với số lượng 35.000 con, chiếm 25% tổng đàn. Riêng chăn nuôi nông hộ, sau khi xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, số hộ nuôi nhỏ lẻ dưới 10 con đã giảm nhiều. Các trang trại chăn nuôi gia công theo quy trình khép kín, cơ bản đảm bảo an ...
Chăm chút thương hiệu, mật ong Sìn Hồ giá 150.000 đồng/lít
Khuyến nông

Chăm chút thương hiệu, mật ong Sìn Hồ giá 150.000 đồng/lít

Mật ong Sìn Hồ có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: HĐ. Thiên nhiên, khí hậu ưu đãi Thực hiện Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu về chính sách phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung, cuối năm 2022, xã Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) triển khai mô hình nuôi ong lấy mật cho các hộ gia đình trên địa bàn. Sau thời gian chăm sóc, đàn ong luôn phát triển tốt, cho thu nhập ổn định. Ông Tao Văn Kẻo, ở bản Pậu, xã Nậm Tăm được hỗ trợ 31 thùng ong mật theo Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh Lai Châu. Sau thời gian chăm sóc, đàn ong đã phát triển lên 34 thùng và hiện gia đình tiếp tục chuẩn bị những thùng mới để phát triển đàn ong. Cũng như các hộ tham gia mô hình chia sẻ, việc nuôi ong không vất vả, chủ yếu phòng, chống rét vào đông và cho ăn bổ sung cuối mùa từ tháng 8 trở đi. Đặc b...
RSS
Follow by Email