Friday, March 29

Khuyến nông

Bất cập về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng đã được tháo gỡ
Khuyến nông

Bất cập về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng đã được tháo gỡ

Nước thải chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta. Nhìn từ góc độ kinh tế tuần hoàn, nước thải chăn nuôi còn là nguồn tài nguyên hữu cơ có giá trị cho cây trồng. Do vậy, nếu xử lý nước thải chăn nuôi làm nguồn nước tưới cho cây trồng sẽ vừa giúp giảm chi phí xử lý nước thải, lại vừa giúp tăng thu nhập cho người dân thông qua giảm sử dụng phân bón vô cơ. Tỉ lệ các cơ sở chăn nuôi ủ phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi hiện rất khiêm tốn do thực hiện gặp nhiều khó khăn. Ảnh: VĐT. Việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi cho trồng trọt hiện nay ở nước ta đang bị hạn chế rất nhiều do thiếu hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy áp dụng các công nghệ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, việc chậm trễ trong ban hành quy chuẩn (QCVN) trong sử dụng nước thải chăn nuô...
Tự ấp gà giống để nuôi thương phẩm
Khuyến nông

Tự ấp gà giống để nuôi thương phẩm

Trang trại chăn nuôi gia cầm của anh Nguyễn Văn Trí, thôn Hòa Tân, xã Mỹ Ðức (huyện Phù Mỹ, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T. Với tinh thần ham học hỏi, không cam chịu phận nghèo, anh Nguyễn Văn Trí ở thôn Hòa Tân, xã bãi ngang Mỹ Ðức (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã tự chọn lọc, gây đàn giống gà ta bố mẹ, rồi học trên mạng cách đóng máy ấp trứng để tự sản xuất gà giống, nuôi thành gà thương phẩm. Mô hình chăn nuôi gà kép kín của anh Trí đã cho anh thành công mỹ mãn nhờ kiểm soát được chất lượng con giống ngay từ đầu vào, gà nuôi không sinh dịch bệnh, chi phí thấp hơn so mua con giống về nuôi. “Nếu mua máy ấp trứng có công suất ấp 10.000 trứng/lần sẽ mất hơn 40 triệu đồng, còn máy ấp 1 lần 15.000 trứng sẽ mất hơn 60 triệu đồng. Do ít vốn, tôi xem trên mạng thấy người ta dạy cách đóng máy ấp trứng, tôi ...
Nắng hạn khốc liệt, cây vừng vẫn thắng lớn
Khuyến nông

Nắng hạn khốc liệt, cây vừng vẫn thắng lớn

Vừng (cây mè) là cây trồng thuộc nhóm nông sản thực phẩm rất được ưa chuộng, dễ tiêu thụ và là sản phẩm được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày, nó còn là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp thực phẩm, bánh kẹo. Ưu thế đặc biệt ở cây vừng là ngắn ngày, dễ trồng, đầu tư ít, chống chịu hạn rất tốt, ít bị sâu bệnh, cho thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng/ha. Được mùa, được giá vụ vừng hè thu Vụ vừng hè thu năm nay toàn tỉnh Nghệ An gieo gần 4.000ha, tập trung ở các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên… Tại thời điểm này, bà con nông dân ở các địa phương đã và đang ra đồng thu hoạch vừng. Vụ vừng hè thu năm nay ở Diễn Châu đạt năng suất trung bình từ 800 - 900kg/ha. Ảnh: Xuân Hoàng. Ông Dương Văn Năm - Giám đốc HTX nông nghiệp Đông Thịnh (huyện Diễn Châu)...
Hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh
Khuyến nông

Hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh

Ngày 19/7, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Công ty Enfarm Agritech tổ chức lễ ký kết hợp tác trong nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh. Hiện nay, phân bón chưa được sử dụng hiệu quả và bền vững. Hiệu suất sử dụng phân đạm ở Việt Nam mới chỉ đạt từ 30 - 45%, lân từ 40 - 45% và kali từ 40 - 50%. Như vậy, tỷ lệ rất lớn phân bón không được cây hấp thụ còn lại trong môi trường. Lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Enfarm Agritech ký kết hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh. Ảnh: Quang Yên. Ngoài một phần cố định trong đất, một phần bay hơi do tác động của nhiệt độ, phần phân bón còn lại bị rửa trôi theo nước mặt do mưa và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Xét về mặt kinh tế, nông dân bỏ tiền ra m...
Phân bón Phú Mỹ tiếp tục đồng hành chương trình ‘Bác sĩ nông học’
Khuyến nông

Phân bón Phú Mỹ tiếp tục đồng hành chương trình ‘Bác sĩ nông học’

Bác sĩ nông học giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của bà con nông dân tham gia chương trình. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo, đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón Phú Mỹ và Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) vừa phối hợp với Hội nông dân tại các địa phương tổ chức chương trình “Bác sĩ nông học” diễn ra từ ngày 7/7 đến 15/7/2023. Đây là chương trình được tổ chức thường niên gồm chuỗi hội thảo tư vấn và đối thoại trực tiếp giữa chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học và người nông dân nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi, xúc tiến thương mại, bảo vệ thực vật và sử dụng phân bón. Năm nay, chương trình được tổ chức tại 6 địa điểm trong 3 tỉnh thành gồm huyện Cờ Đỏ, huyện Phong Điền (Cần Thơ); huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tr...
Trang trại nấm đóng góp 4/5 sản phẩm OCOP toàn huyện
Khuyến nông

Trang trại nấm đóng góp 4/5 sản phẩm OCOP toàn huyện

Về ấp Cây Sao, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh (tỉnh Long An) hỏi thăm vợ chồng anh Lê Thanh Nhàn và chị Dương Thị Trúc bà con ở đây ai cũng biết bởi anh chị đang sở hữu trại trồng nấm lớn nhất vùng này. Trang trại nấm Thanh Nhàn rộng hơn 3.000m2, chủ yếu sản xuất nấm bào ngư tươi. Điểm đặc biệt ở trang trại nấm này là sự đam mê với nghề trồng nấm của anh chị chủ và sản phẩm nấm sản xuất theo hướng hữu cơ nên được khách hàng gần xa tin dùng. Khách hàng mua nấm chủ yếu là Công ty San Hà, tiểu thương ở các chợ truyền thống và người dân địa phương. Bình quân mỗi ngày, trang trại xuất bán từ 200 - 300kg nấm bào ngư tươi, giá bán dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg, doanh thu đạt trên 10 triệu đồng. Chị Dương Thị Trúc, chủ trại nấm Thanh Nhàn cho hay trang trạng đang có 10 lao động nữ với thu nhập...
Trồng rau thủy canh, hiệu suất gấp 3 thổ canh
Khuyến nông

Trồng rau thủy canh, hiệu suất gấp 3 thổ canh

Cơ sở trồng rau thủy canh của anh Bảo cung cấp khoảng 4 tấn rau cho hệ thống siêu thị hàng tháng. Ảnh: Hồ Thảo. Năm 2018, anh Trần Thái Bảo ở huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã biến đam mê của mình thành hiện thực khi quyết định trồng rau theo phương pháp thủy canh với mục tiêu hạn chế sử dụng chất hóa học và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Anh cho rằng mô hình trồng rau thủy canh là tối ưu nhất trong số các phương pháp trồng cây. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm diện tích và nước mà còn tăng năng suất và chất lượng rau. Anh Bảo cũng áp dụng công nghệ tự động hóa để điều khiển nhiệt độ, mực nước, pH và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Kết quả, hiệu suất canh tác cao gấp 3 lần so với phương pháp trồng thổ canh truyền thống. Cụ thể, mỗi m2 có thể trồng được khoảng 25 rọ ...
Đi học cho vui, ai ngờ thành ‘phù thủy’ ghép cây giống
Khuyến nông

Đi học cho vui, ai ngờ thành ‘phù thủy’ ghép cây giống

Sản xuất giống cây ăn quả - nghề không bao giờ lỗ Sinh ra và lớn lên từ một gia đình nông dân, đông con, anh Phạm Đức Long ở xã Bình Kiều, Khoái Châu (Hưng Yên) lấy vợ khi vừa tròn 20 tuổi và được bố mẹ cho ra ở riêng ngay. Những năm 1999 - 2000, Khoái Châu vẫn còn là huyện thuần nông, đời sống người dân vẫn trông vào hạt lúa, củ khoai là chính. Anh Long cùng lô nhãn giống sắp xuất vườn. Ảnh: Hải Tiến. Để lo cho cuộc sống gia đình, anh Long đã phải chật vật chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, từ cấy lúa sang thâm canh chuối và đu đủ. Vất vả là vậy nhưng vẫn không thể thoát nghèo vì đất canh tác quá ít. Anh Long phải mở thêm nghề mua gom chuối tiêu hồng bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc, nhưng chỉ được vài chuyến bán chuối được trả tiền sòng phẳng, có lãi, sau bị đầu mối cấp 1 “bùng” ...
Nuôi ong rừng ngập mặn hiệu quả kinh tế vượt xa nuôi trồng thủy sản
Khuyến nông

Nuôi ong rừng ngập mặn hiệu quả kinh tế vượt xa nuôi trồng thủy sản

Nhiều hộ dân ở xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy đã chuyển từ nuôi trồng thủy sản sang nuôi ong. Ảnh: Đinh Mười. Xuất phát từ thực tế có diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn, với đa dạng các loại sú, bần, vẹt... điều kiện thuận lợi, thích hợp cho đàn ong sinh trưởng, phát triển, một số hộ dân tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng đã chuyển đổi kinh tế từ khai thác thủy sản nhỏ lẻ ven bờ sang nuôi ong lấy mật. Giống ong được các hộ lựa chọn nuôi chủ yếu là ong nội địa, có kích thước nhỏ, không phải di chuyển theo vùng hoa, ít dịch bệnh. Từ hiệu quả ban đầu, để mở rộng quy mô sản xuất, tổ hợp tác nuôi ong của người dân tại địa phương đã được thành lập năm 2010, quy tụ những người có chung nhu cầu và mục đích phát triển kinh tế từ nghề này. Điển hình như tại hợp tác xã (HTX) Mật ong Tùng ...
Không để nông dân bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số
Khuyến nông

Không để nông dân bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số

Thời gian qua, các cấp, ngành và nông dân tỉnh Quảng Bình đang hướng đến mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nền tảng số, tự động hóa quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến trong sản xuất nông nghiệp. Ông Trần Tiến Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình cho biết, Hội Nông dân tỉnh cũng đã phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức xây dựng nhật ký điện tử, số hóa dữ liệu vùng trồng, truy xuất nguồn gốc... các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, hỗ trợ cho nông dân thực hiện mục tiêu chuyển đổi số để góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa. Nông dân làm quen với sàn giao dịch thương mại điện tử Nhằm giúp hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiếp cận với công nghệ số, năm 2022, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình đã đưa hơn 30 sản phẩm tiêu biể...
RSS
Follow by Email