Sunday, April 28

Khuyến nông

Lần đầu ra mắt công nghệ phát hiện virus Tembusu trên vịt
Khuyến nông

Lần đầu ra mắt công nghệ phát hiện virus Tembusu trên vịt

Virus Tembusu là tác nhân nguy hiểm gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm, thủy cầm. Ảnh: R.E.P Biotech. Virus Tembusu (TMUV) là tác nhân gây hội chứng lật ngửa, giảm đẻ hay còn gọi là bệnh Tembusu ở vịt, ngỗng và một số loài gia cầm. Virus Tembusu lưu hành tại Việt Nam từ năm 2019 và hiện là đối tượng mới trong nghiên cứu. Do tốc độ lây lan nhanh chóng cộng mức độ thiệt hại của dịch bệnh Tembusu cho lĩnh vực chăn nuôi vịt, việc xét nghiệm, chẩn đoán và đánh giá sự lưu hành của dòng virus này rất cần thiết, từ đó có biện pháp tác động kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Trước thách thức cần phải có biện pháp phát hiện sớm vịt nhiễm virus Tembusu, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã dày công nghiê...
Vùng chè Hải Hà và bài học của sự dễ dãi
Khuyến nông

Vùng chè Hải Hà và bài học của sự dễ dãi

Những ai có dịp đi qua vùng đất Hải Hà (Quảng Ninh), sẽ không khỏi trầm trồ bởi ngay bên Quốc lộ 18A là những đồi chè xanh ngút ngàn. Hồi sinh vùng chè Hải Hà Từ năm 2013 - 2014, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã có tới 980ha chè, tổng sản lượng búp tươi đạt trên 9.000 tấn/năm, tương đương gần 1.500 tấn chè khô. Đài Loan từng là thị trường tiêu thụ chè khô lớn nhất của vùng chè này với trên 1.000 tấn khô/năm (đạt 70% tổng sản lượng chè toàn vùng). Trước đây, Đài Loan vốn là thị trường dễ tính, chấp nhận sản phẩm chế biến thô và đặc biệt là yêu cầu về tiêu chuẩn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất thấp so với các thị trường khác. Người dân xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà chăm sóc cây chè. Ảnh: Cường Vũ. Đến cuối năm 2015, thị trường Đài Loan thắt chặt quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì ...
Xây dựng trang trại kỹ thuật số, đưa nông nghiệp lên đường cao tốc
Khuyến nông

Xây dựng trang trại kỹ thuật số, đưa nông nghiệp lên đường cao tốc

Cán bộ kỹ thuật Công ty Đại Thành hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị dẫn đường. Nhân chuyện bàn về sản xuất lúa gạo theo hướng nông nghiệp xanh, giảm phát thải và tăng cường cơ giới hóa, hiện đại hóa đồng ruộng, ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Thành đã chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam những vấn đề liên quan tới nội dung này. Chân thật từ những chuyện nhỏ nhặt Với ngành nông nghiệp, có thể coi tôi là tay ngang. Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, cơ duyên đưa tôi đến làm quản lý cho một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ thời gian lăn lộn, tôi mới nhận ra một điều là bà con mình cơ cực quá và tự đặt ra mục tiêu “tăng tốc” cho nông nghiệp. Năm 2004, Công ty Cổ phần Đại Thành được thành lập, đó giống như viên gạc...
Bình Điền sẵn sàng cho canh tác giảm phát thải, tăng trưởng xanh
Khuyến nông

Bình Điền sẵn sàng cho canh tác giảm phát thải, tăng trưởng xanh

Mô hình “Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Công ty CP Phân bón Bình Điền, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón, có thể tham gia và đóng góp thế nào vào việc thực hiện các biện pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường? Ảnh hưởng của canh tác lúa đến môi trường Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, nhất là khi tình hình dịch bệnh và khủng hoảng xảy ra. Hàng năm, ngành nông nghiệp mang về cho đất nước gần 40 tỷ USD, trong đó sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra sinh kế cho hơn 70% dân số. Tuy vậy, ngoài thà...
Nơi đồng bào Bana coi rừng như máu thịt
Khuyến nông

Nơi đồng bào Bana coi rừng như máu thịt

Một thời không bình quên 10 năm về trước, rừng đặc dụng An Toàn ở xã vùng cao An Toàn (huyện An Lão, Bình Định) từng bị lâm tặc thi nhau xâm hại. Bây giờ nhớ lại, ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc Ban quản lý Rừng đặc dụng An Toàn vẫn xót xa, tiếc nuối những gì rừng đã bị đánh cắp. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của Ban quản lý Rừng đặc dụng An Toàn (huyện An Lão, Bình Định) tuần tra rừng giáp ranh với huyện Kbang (Gia Lai). Ảnh: V.Đ.T. Hơn 22.500ha rừng nguyên sinh còn dày đặc những cây gỗ đại thụ có giá trị kinh tế cao như lim, gỗ hương, gỗ giáng mật... luôn làm lâm tặc thòm thèm. Ngày ấy, do những cây gỗ quý to vật vã còn đứng đầy trong rừng đặc dụng An Toàn nên lâm tặc bất chấp sự ngăn chặn của ngành chức năng và chính quyền địa phương, không ngừng “đột kích” vào rừng để khai thác trá...
‘Trả nợ’ rừng chiến khu Tân Trào
Khuyến nông

‘Trả nợ’ rừng chiến khu Tân Trào

Ban Quản lý Rừng đặc dụng Tân Trào đang thực hiện quản lý bảo vệ khoảng 4.000ha rừng. Ảnh: Đào Thanh. Người dân đã "quên" chuyện phá rừng Anh Nguyễn Mạnh Thường là người năng nổ nhất trong số những hộ dân tham gia giữ gìn và bảo vệ cánh rừng đặc dụng ATK Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Anh Thường bảo: “Tôi sinh năm Mậu Thân 1968, tuổi khỉ. Khỉ phải sống ở trong rừng, phải gắn bó với rừng. Xưa mình lỡ phá rừng, nay mình sẽ tự nguyện dùng chính đôi bàn tay và sức lực của mình để trả nợ cho rừng. Nhìn những cánh rừng xanh tốt, tôi như thấy được mình sống lại.” Ngày trước, nhiều người dân ở Tân Trào tham gia phá rừng để đổi lấy cơm áo mưu sinh. Những cây rừng non chưa kịp mọc lên đã thấy cả vạt rừng cổ thụ bị hạ xuống. Anh Thường nhớ lại, vào đầu những năm 90, khi chứng kiến ba ...
10 năm ‘mặc áo xanh’ cho vùng cát trắng
Khuyến nông

10 năm ‘mặc áo xanh’ cho vùng cát trắng

Trên đồi cát trắng, vạt rừng keo lá tràm đã khép tán vươn lên đón nắng. Con đường cát xuyên giữa rừng cây như mát hơn, bàn chân êm dịu hơn. Ông Nguyễn Lanh, Bí thư Chi bộ thôn Bắc Ngũ (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vừa đi vừa kể: “Hồi đó, chắc cũng gần chục năm rồi, cứ đến mùa mưa là ông Phùng lại mua giống chở về rồi kêu bà con đi trồng lên vùng đồi cát sau lưng của làng. Có năm hạn, cây chết hết phải trồng lại. Vậy mà giờ đây đã thành rừng rồi. Chim chóc cũng kéo về làm tổ. Đến mùa nấm, cả làng thay nhau ra rừng để nhặt nấm tràm về làm thức ăn. Có người nhặt được nhiều thì mang đi bán. Có mảnh rừng sau làng như bây giờ, kể cũng thích thật". Vật vã tìm màu xanh cho vùng cát trắng Những người dân làng Thạch Bắc (thôn Bắc Ngũ) mỗi lần đi qua dưới tán rừng keo tràm mát rượ...
Lập bản đồ định vị khu vực không được nuôi chim yến ở ĐBSCL
Khuyến nông

Lập bản đồ định vị khu vực không được nuôi chim yến ở ĐBSCL

Toàn TP Cần Thơ có 297 hộ nuôi chim yến với 313 nhà yến, được nuôi ở tất cả các quận, huyện, tập trung nhiều ở quận Cái Răng và huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: Kim Anh. Những năm qua, nghề nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển mạnh ở một số địa phương khu vực ĐBSCL. Việc phát triển “nóng”, xây dựng những nhà nuôi chim yến (nhà yến) trong khu dân cư, đô thị làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và tiếng ồn ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Đi theo tuyến quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn quận Cái Răng, TP Cần Thơ không khó để tìm gặp những ngôi nhà yến được xây dựng trong các khu vực dân cư dọc hai bên đường. Đặc biệt là âm thanh dẫn dụ chim yến inh ỏi cả một vùng. Thống kê từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 297 hộ nuôi chim yến ...
Hai loại bệnh ‘sát thủ’ với thú cưng
Khuyến nông

Hai loại bệnh ‘sát thủ’ với thú cưng

Nuôi thú cưng đang là xu thế được ưa chuộng tại Việt Nam. Ảnh: Đinh Mười. Xu hướng thịnh hành Ở Việt Nam, số lượng người nuôi thú cưng đang không ngừng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Nhiều người nuôi còn coi thú cưng như thành viên trong gia đình, kéo theo dịch vụ khám chữa bệnh cho thú cưng đang trở thành ngành có tốc độ phát triển nhanh những năm gần đây. Thực tế, nuôi thú cưng và các dịch vụ đi kèm là nghề có thể kiếm được tiền, mang lại cuộc sống tốt cho gia đình và đóng góp cho xã hội, tuy nhiên điều khiến người nuôi lo lắng nhất là dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh có thể khiến thú cưng chết hàng loạt. Anh Vũ Đại Dương, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội chia sẻ, gia đình anh làm nghề nuôi, buôn bán giống chó Rottweile...
Giống lúa HG12 chiếm trọn niềm tin của nông dân Quảng Trị
Khuyến nông

Giống lúa HG12 chiếm trọn niềm tin của nông dân Quảng Trị

Vụ hè thu 2023, gia đình ông Nguyễn Thọ Hữu ở Hợp tác xã Bích La, xã Triệu Thành (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) gieo sạ 7,5 sào (3.750m2) giống lúa HG12. Đến thời điểm cuối tháng 8, lúa đã chín rộ, năng suất ước đạt 320kg/sào (64 tạ/ha). Theo ông Hữu, với nhiều ưu điểm vượt trội, HG12 không những được gia đình ông mà sẽ có rất nhiều hộ trồng lúa lựa chọn trong những vụ mùa tiếp theo. Qua sản xuất thử nghiệm nhiều năm liền, giống lúa HG12 đã tạo được niềm tin của nông dân Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng. “Đây là vụ thứ 5 gia đình tôi trồng giống lúa HG12. Dù là vụ đông xuân hay hè thu, lúa HG12 đều cho năng suất, chất lượng cao. Ưu điểm của lúa HG12 là chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã tốt, năng suất cao, gạo ăn thơm ngon, được thị trường ưa chuộng”, ông Hữu cho hay. Bài liên quan Giống lúa HG12 ...
RSS
Follow by Email