Thursday, March 28

Khuyến nông

Sản xuất vụ đông năm 2023: Không làm theo phong trào
Khuyến nông

Sản xuất vụ đông năm 2023: Không làm theo phong trào

Chủ lực là ngô và rau Vụ đông hàng năm dù không phải là vụ sản xuất được đặt nhiều kỳ vọng do thời tiết gặp nhiều bất thuận, song ngành nông nghiệp Hà Tĩnh luôn quan tâm chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân gieo trồng đa dạng đối tượng cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Dự báo thời tiết sản xuất vụ đông thuận lợi nên bà con cần chủ động tổ chức xuống giống ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ hè thu. Ảnh: Thanh Nga. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay toàn tỉnh phấn đấu đạt tổng diện tích gần 12.000ha. Trong đó, ngô vẫn là cây trồng chủ lực với hơn 4.200ha ngô lấy hạt và hơn 1.600ha ngô sinh khối; rau các loại gần 4.600ha; cây khoai lang hơn 1.400ha… Căn cứ vào dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, sản xuất vụ đông 2023 có phần thuận ...
Cơm vàng, hạt lép, lại chín ‘lệch pha’ vùng miền
Khuyến nông

Cơm vàng, hạt lép, lại chín ‘lệch pha’ vùng miền

Chất lượng đặc biệt, chín "lệch pha" vùng khác Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 100km về phía tây nam. Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Lâm Đồng và Duyên hải miền Trung nên khí hậu ở Khánh Sơn đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, ôn hòa. Thêm vào đó, thổ nhưỡng ở đây với đặc thù đất đỏ bazan chiếm trên 71%, đất phù sa chiếm gần 5%, độ pH từ 5 - 6, độ phì khá, cùng với đó các khoáng chất trung vi lượng sẵn có trong đất nên rất thích hợp trồng nhiều loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bưởi da xanh. Sầu riêng Khánh Sơn có múi to, thơm béo, vị ngọt thanh, cơm vàng, hạt lép. Ảnh: Kim Sơ Đặc biệt, cây sầu riêng giống Monthong được trồng ở Khánh Sơn cho năng suất, chất lượng cao, với trọng lượng trung bình 4 - 5kg/trái, c...
Chăn nuôi an toàn sinh học theo chuỗi khép kín 3F
Khuyến nông

Chăn nuôi an toàn sinh học theo chuỗi khép kín 3F

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thăm trang trại chăn nuôi heo tập trung theo chuỗi khép kín tại huyện Giang Thành. Ảnh: Trung Chánh. Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất canh tác lớn, sản xuất nông nghiệp đa dạng, tạo nguồn nguyên liệu thức ăn phong phú cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo và đại gia súc. Trước đây, phần lớn các hộ nông dân đều có nuôi vài con heo hoặc trâu, bò để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, để tăng thu nhập. Tuy nhiên, thời gian gần đây chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ đã giảm mạnh, đặc biệt là từ khi bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Kiên Giang cho biết, tỉnh xác định trang trại là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng quy mô tổng đàn, tăng giá trị sản xuất. Đây cũng là...
Liên kết chăn nuôi an toàn để tạo những cú hích
Khuyến nông

Liên kết chăn nuôi an toàn để tạo những cú hích

Chăn nuôi an toàn dịch bệnh và mở rộng liên kết sẽ là chìa khóa để Hà Giang phát triển. Ảnh: Đào Thanh. Mở rộng các mô hình chăn nuôi an toàn, chất lượng Hiện, toàn tỉnh Hà Giang có trên 145.700 con trâu, gần 120.000 con bò, gần 595.000 con lợn, khoảng 6,3 triệu con gia cầm và hơn 63.800 đàn ong. Những năm gần đây, chăn nuôi Hà Giang phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị của các sản phẩm chăn nuôi. Tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm xuất chuồng trong cả năm 2022 đạt hơn 58.800 tấn. Tổng giá trị chăn nuôi thu được trong cả năm 2022 là khoảng hơn 4.000 tỷ đồng. Tuy đã có nhiều khởi sắc nhưng trên thực tế ngành chăn nuôi ở Hà Giang vẫn còn có điểm nghẽn, khó khăn. Ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn chủ yếu là quy mô nông hộ, nhỏ lẻ do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu ...
Thoát nghèo nhờ vốn ngân hàng Chính sách xã hội
Khuyến nông

Thoát nghèo nhờ vốn ngân hàng Chính sách xã hội

Những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) khi được tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã có được điều kiện tốt để vươn lên thoát nghèo. Theo ông Hồ Hải Dương, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa, trong 3 năm gần đây, trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đã có hàng ngàn hộ được vay vốn với tổng số tiền trên 770 tỷ đồng. “Những hộ này đã có được kế hoạch sử dụng đồng vốn để phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã có được những kết quả khả quan ban đầu”, ông Dương nói. Chúng tôi vào thăm gia đình bà Nguyễn Thị Huyền (xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa). Bà Huyền theo chúng tôi và hồ hởi khoe: “Gia đình vừa bán được hai con bò cũng thu về được gần 40 triệu đồng”. Đàn bò nhà bà Huyền ngày càng phát triển cho gia đình có thu nhập ổn định. Ảnh: N.T...
Học ngành thủy sản, chưa ra trường đã có việc làm
Khuyến nông

Học ngành thủy sản, chưa ra trường đã có việc làm

Nơi đào tạo nguồn nhân lực thủy sản chủ lực Trường Đại học Nha Trang là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ lực cho ngành thủy sản phục vụ phát triển kinh tế biển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, ngành thủy sản đang chuyển đổi từ đánh bắt sang nuôi biển cũng như chế biến để nâng cao giá trị. TS Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang cho biết: Trường Đại học Nha Trang hiện là một trong những cơ sở đào tạo đại học lớn ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên với 20 khoa, viện, trung tâm nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ. Trường hiện đào tạo 50 ngành, chuyên ngành trình độ đại học, 19 ngành trình độ thạc sĩ và 11 ngành trình độ tiến sĩ, trong đó khoảng 1/3 số ngành có liên quan trực tiếp đến đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Mỗi năm, Đại học Nh...
Tiền Giang bỏ vụ lúa thu đông ở vùng ngọt hóa Gò Công
Khuyến nông

Tiền Giang bỏ vụ lúa thu đông ở vùng ngọt hóa Gò Công

Vụ lúa hè thu 2023, nông dân các huyện phía đông tỉnh Tiền Giang gieo sạ được hơn 21.000ha, tăng gần 6% so với kế hoạch. Hiện nông dân đã thu hoạch gần xong vụ lúa này. Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi, lúa đạt năng suất khá, bình quân khoảng 6,5 tấn/ha, tương đương các năm. Mặc dù giá vật tư, giống, công lao động vụ này vẫn ở mức cao nhưng nhờ áp dụng tốt các quy trình “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” nên giá thành sản xuất năm nay có giảm nhẹ về mức khoảng 4.038 đồng/kg. Nông dân Tiền Giang thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: Minh Đãm. Ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang cho biết, sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu này, Sở NN-PTNT Tiền Giang chỉ đạo không sản xuất vụ lúa thu đông 2023 đối với các huyện vùng phía đông của tỉnh bởi theo nhận định của cơ q...
Mùa trẩu trên đại ngàn Trường Sơn
Khuyến nông

Mùa trẩu trên đại ngàn Trường Sơn

Mùa trẩu của bố Tây Cuối tháng 8, quả trẩu đã chín đen và rụng khắp dưới đại ngàn Trường Sơn thuộc các xã phía bắc huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị). Khi lũ vắt rừng chưa kịp tỉnh giấc, người người đã nô nức cơm đùm cơm nắm xuyên rừng nhặt quả trẩu. Những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Vân Kiều chỉ còn người già và trẻ nhỏ… Ông Tây đã đi qua không biết bao nhiêu mùa trẩu. Ảnh: Võ Dũng. Không còn sức đi nhặt trẩu trong rừng cùng 4 nhân khẩu trong nhà, sáng nay, ông Hồ Văn Tây, thôn Mã Lai - Pun, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa) dẫn chúng tôi đi xem vườn trẩu 4 năm tuổi cách nhà chừng 1km. Ngửi thấy hơi người, lũ vắt từ dưới lớp cỏ ướt chui lên, bám vào chân, lên cánh tay của những vị khách không mời mà đến. Dưới ánh sáng mặt trời xuyên qua tán cây đã gần khép kín, vườn trẩu lấp ló những ...
Lão nông dành trọn đời tìm lại màu xanh cho vùng chiến khu R
Khuyến nông

Lão nông dành trọn đời tìm lại màu xanh cho vùng chiến khu R

Trồng rừng cho mai sau Tây Ninh từng là Chiến khu R huyền thoại. Thời kỳ đổi mới, Tây Ninh nổi tiếng với 5 loại nông sản đặc trưng "5M" gồm mía, muối (muối tôm), mì (sắn) mủ (mù cao su), mãng (mãng cầu). Ở Chiến khu R xưa, nhắc đến lão nông Võ Văn Ten (ngụ xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), từ lãnh đạo tỉnh đến huyện, xã và hầu hết người dân trong vùng đều biết. Lão nông Võ Văn Ten ngoài lao động sản xuất cừ khôi, đạt nông dân giỏi cấp Trung ương thì ông còn được biết đến là "vua trồng rừng". Ông đã dành trọn thanh xuân của mình cho việc trồng rừng. Ở tuổi 80, ông vẫn đang không ngơi nghỉ, ngày đêm vun vén cho những cánh rừng vùng chảo lửa biên giới Tây Nam của Tổ quốc mãi xanh. Một góc cánh rừng của gia đình ông Võ Văn Ten dưới chân núi Bà Đen thuộc huyện Dương Minh Châu (Tây ...
Kiểm tra tiến độ khảo nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi DACOVAC-ASF2
Khuyến nông

Kiểm tra tiến độ khảo nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi DACOVAC-ASF2

Dự kiến đầu tháng 11 sẽ hoàn thành các bước kiểm tra thực địa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với lãnh đạo Cục Thú y, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú ý Trung ương I, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và Tập đoàn Dabaco. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói: "Vacxin DACOVAC-ASF2 của Dabaco đi sau nên phải toàn diện hơn, bám sát thực tiễn hơn". Ảnh: Hồng Thắm Công ty TNHH Dược và Thú y Dacovet thuộc Tập đoàn Dabaco đã nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi nhược độc đông khô, đã thử nghiệm vacxin trên đàn lợn của Tập đoàn và đã được kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy vacxin đạt tiêu chuẩn về vô trùng, an toàn và hiệu lực bảo hộ từ 80 - 100% trên đàn lợn thí nghiệm. Hiện nay vacxin DACOVAC-ASF2 đang được khảo ng...
RSS
Follow by Email