Saturday, May 4

Từ hàng xáo trở thành Giám đốc HTX của chuỗi lúa gạo Khu Cháy

Chị Cao Thị Thủy bên sản phẩm gạo J02. Ảnh: NNVN.

Chị Cao Thị Thủy bên sản phẩm gạo J02. Ảnh: NNVN.

Bởi thế, năm 2017 chị Cao Thị Thủy đã mạnh dạn đứng lên thành lập HTX Sản xuất, Kinh doanh Nông nghiệp Đoàn Kết với mục đích tập hợp nông dân lại để cùng nhau sản xuất lúa Nhật J02, cùng chống lại vấn nạn bỏ hoang đất đang ngày một lan rộng. Để nâng cao chất lượng cho hạt gạo, HTX áp dụng một quy trình sản xuất lúa chuẩn VietGAP đồng nhất, hạn chế dùng thuốc BVTV hóa học và cách ly đầy đủ theo yêu cầu.

HTX còn đầu tư nhiều tỉ đồng để mua sắm hệ thống máy sấy, máy xay, máy xát, máy đánh bóng, máy bắn màu công suất lớn thay thế cho hệ thống máy “hàng xáo” kiểu cũ để có thể lọc ra những hạt bị vỡ và tạp chất ra. Nhờ đó, hạt gạo sau chế biến vừa có hình thức đẹp, có chất lượng tốt đã đạt tiêu chuẩn để nhập vào các kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch và trong tương lai là xuất khẩu.

Khi đã phát triển hơn, HTX mở rộng dần quy mô sản xuất, không chỉ liên kết với nông dân trong xã mà còn với các nông dân, HTX khác trong huyện Ứng Hòa. Tổng diện tích liên kết sản xuất lúa J02 của HTX khoảng 300-400 ha mỗi vụ. Với giá thu mua ổn định thóc tươi ngay tại trên đồng khoảng 7.000 đồng/kg (cao hơn giá lúa thông thường 400-500đ/kg) và năng suất cao hơn 20-30 kg/sào, nông dân liên kết cùng HTX đã có mức lãi khá, khoảng xấp xỉ 1 triệu đồng/sào.

Chị Cao Thị Thủy kiểm tra thóc. Ảnh: NNVN.

Chị Cao Thị Thủy kiểm tra thóc. Ảnh: NNVN.

Chị Cao Thị Thuỷ cho biết để bền vững trong sản xuất, việc đảm bảo tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng. Hiện đơn vị đang liên kết với Công ty TNHH Châu Anh để tiêu thụ tại các cửa hàng nội thành Hà Nội cũng như chuyển đi các tỉnh, thành bạn bán. Từ chỗ sản phẩm của HTX chỉ bán ở dạng bao tải 50 kg, không nhãn mác, nay đã được đóng gói trong các bao 5 kg dưới thương hiệu gạo chất lượng Khu Cháy. Nhờ đó giá bán đã tăng từ 15-20.000đ/kg lên 25.000đ/kg.

Tuy nhiên trong phần lớn lượng hàng 2.000-3.000 tấn gạo tiêu thụ mỗi năm của HTX, số có bao bì, nhãn mác vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây cũng là điều mà chị Thủy còn nhiều trăn trở, lo nghĩ. Ước mơ của chị là hình thành được chuỗi sản xuất khép kín từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến, tiêu thụ. Ước mơ của chị là có muốn mở rộng tiêu thụ đến hàng trăm cửa hàng, siêu thị. Ước mơ của chị là có hàng ngàn ha lúa sản xuất theo chuẩn VietGAP.

Những máy móc hiện đại của HTX. Ảnh: NNVN.

Những máy móc hiện đại của HTX. Ảnh: NNVN.

Nhiều nông dân, nhiều HTX tìm đến chị để mong muốn được ký hợp đồng liên kết sản xuất bởi đất đang bỏ hoang hay cấy lúa không hiệu quả. Vấn đề bây giờ theo chị là phải có số vốn lớn để ứng ra cho nông dân đầu vụ sản xuất dưới dạng đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV, cuối vụ thu hoạch, cân đong, đo đếm, khấu trừ rồi xuất tiền trả luôn. Trong khi đó vay ngân hàng phải có thế chấp bằng quyền sử dụng đất-điều hầu hết các HTX đang bí, chưa biết cách tháo gỡ thế nào.

Ứng Hòa là huyện ngoại thành thuộc vùng xanh, thuần nông và còn nhiều khó khăn của Hà Nội, vì vậy những chính sách cho liên kết chuỗi còn chưa đáp ứng nhu cầu của đời sống. Sản xuất mới tập trung vào các sản phẩm bán thô, giá bấp bênh, chưa có nhiều tính cạnh tranh. Số lượng các HTX, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, lực lại chưa mạnh để liên kết chặt chẽ với nông dân. Chính vì vậy “đốm lửa” của HTX Sản xuất, Kinh doanh Nông nghiệp Đoàn Kết do chị Thủy nhóm lên rất cần những chính sách ưu đãi rồi từ đó nhân rộng ra.

Để hỗ trợ cho việc phát triển chuỗi trên địa bàn TP Hà Nội, cần nhìn thẳng vào thực trạng chung là sản xuất nông nghiệp của thành phố để tháo gỡ: Lực lượng sản xuất chủ yếu do nông hộ nhỏ lẻ. Còn các HTX-đầu tàu trong liên kết thì đang gặp nhiều khó khăn như: Thiếu người lãnh đạo có trình độ và tâm huyết, thiếu mặt bằng nhà xưởng, nơi trưng bày sản phẩm và thiếu vốn; Thiếu sự hỗ trợ để đồng bộ hóa về quy trình kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý tài chính, xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email