Friday, April 26

Thành phố du lịch nói không với các sản phẩm từ động vật hoang dã

Viện Phát triển Doanh nghiệp/Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (EDF/VCCI) và Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức buổi hội thảo tham vấn với ngành du lịch để giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã và thúc đẩy mô hình “thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật”.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF phát biểu tại hội thảo.

Bà Michelle Owen, Giám đốc Văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (MBFP) thuộc Bộ NN-PTNT, WWF và TRAFFIC triển khai.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 80 đại diện và lãnh đạo của tỉnh, thành phố và các huyện trong Quảng Ninh, ngành du lịch và các chuyên gia du lịch, hiệp hội du lịch, cũng như đại diện các hãng lữ hành, công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, cảng biển và tàu du lịch.

Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang trên đà hồi phục từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2023, Việt Nam ước tính có thể đón 110 triệu khách du lịch trong đó khoảng 8 triệu khách du lịch quốc tế. Tính riêng lượng khách du lịch Trung Quốc dự kiến có thể đạt 4,5 triệu, bằng khoảng 50-80% lượng du khách trước đại dịch.

Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI).

Bà Lê Thị Thu Thủy – Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI).

Tuy nhiên, sự hồi phục này cũng đi kèm mối quan ngại rằng sự bùng nổ lượng du khách nội địa và quốc tế sẽ khiến nhu cầu mua ngà voi và các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật khác gia tăng trở lại.

Để giảm thiểu nguy cơ này, EDF/VCCI hợp tác với dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp do USAID tài trợ và ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, để triển khai hoạt động ngăn chặn nhu cầu mua bán và tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững và có ý thức với môi trường.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (VCCI), cho biết: “Việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bao gồm bảo về môi trường và động thực vật hoang dã là một cách để xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cả thị trường trong và ngoài nước”.

Các doanh nghiệp ký cam kết ko tham gia hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Các doanh nghiệp ký cam kết ko tham gia hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật.

Cũng trong buổi hội thảo, các bên thảo luận cho ý kiến về việc triển khai mô hình “thành phố nói không với sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu của sáng kiến này là xây dựng thành công mô hình thành phố đặt việc bảo vệ động thực vật hoang dã như một phần của các giá trị cốt lõi hướng đến phát triển du lịch xanh và bền vững.

Mô hình này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia hội thảo. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh và VCCI đã thể hiện cam kết thí điểm mô hình ở Quảng Ninh.

Bà Michelle Owen, Giám đốc văn phòng dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp WWF cho biết, việc thí điểm và triển khai mô hình “Thành phố nói không với các sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật” là một bước tiến trong việc chủ động đấu tranh chống nạn buôn bán động vật hoang dã.

Việc Việt Nam không còn là điểm đến mua bán các sản phẩm động vật hoang dã cũng có nghĩa là ngành du lịch đang làm gia tăng sức hấp dẫn thu hút những du khách có ý thức về môi trường.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email