Friday, April 26

Anh đề xuất nhập thịt gà đã qua chế biến của Việt Nam vào tháng 9/2023

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng quà kỷ niệm là sản phẩm OCOP Việt Nam cho bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y của Anh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng quà kỷ niệm là sản phẩm OCOP Việt Nam cho bà Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y của Anh.

Bên cạnh các chuỗi sự kiện diễn ra tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 90 Đại Hội đồng Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) tại Pháp trong các ngày 21 – 22/5, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác đã có các buổi làm việc song phương với những đối tác quan trọng, gồm cuộc họp với bà Monique Eloit, Tổng giám đốc WOAH và TS Christine Middlemiss, Trưởng Cơ quan Thú y của Anh.

Tại buổi làm việc với Tổng giám đốc WOAH, bà Monique Eloit đánh giá cao bài phát biểu của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Phiên khai mạc Hội nghị. Bà cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đã rất nỗ lực để làm tốt việc đánh giá quản lý dịch bệnh và cần có biện pháp quản lý vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ra tác động do dư lượng kháng sinh đối với sản phẩm.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề xuất một số nội dung với phía WOAH nhằm xem xét hỗ trợ cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ trưởng đề nghị WOAH/OIE tiếp tục hỗ trợ đánh giá năng lực hệ thống thú y (PVS Evaluation Follow-up) của Việt Nam (trên cạn và thủy sản); đánh giá kỹ thuật vacxin dịch tả lợn Châu Phi; các chương trình liên quan đến bệnh lở mồm long móng, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị phía WOAH/OIE hỗ trợ Việt Nam kiểm soát bệnh thủy sản và trong công tác kiểm soát bệnh dại; hỗ trợ Việt Nam xây dựng hợp phần báo cáo dịch bệnh theo quy định của WOAH/OIE trên hệ thống VAHIS, kiểm soát Kháng kháng sinh và đào tạo nguồn nhân lực.

Bà Monique Eloit ghi nhận những đề xuất của Việt Nam và sẽ đề nghị cử chuyên gia sang giúp Việt Nam đánh giá an toàn vùng dịch bệnh liên quan đến hệ thống báo cáo dịch bệnh tại Việt Nam và các nước khu vực châu Á; xây dựng mô hình liên kết để theo dõi cho rõ ràng và đầy đủ thông tin.

Đồng thời, bà cũng đề nghị Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên chia sẻ thông tin về kết quả sử dụng vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Hiện nay, WOAH đang xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật để phối hợp với các nước và các tổ chức tham chiếu những báo cáo để điều chỉnh về tiêu chuẩn kỹ thuật về sử dụng các loại vacxin, sau cuộc làm việc này, Tổng giám đốc WOAH sẽ giao các Ủy ban của tổ chức nghiên cứu để sớm tiến hành ký kết với Việt Nam biên bản về những nội dung cần hợp tác và hỗ trợ.

Tại buổi làm việc song phương với Cục Thú y Anh, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh về Bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp giữa hai bên và trao đổi nhiều nội dung về kết nối các doanh nghiệp giữa hai nước năm 2022.

Đại diện Bộ NN-PTNT bày tỏ lời cảm ơn phía Anh đã giải quyết hồ sơ để nhập khẩu thịt gà qua chế biến của Việt Nam sang Anh. Đồng thời, Thứ trưởng cũng thông báo việc Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ Anh tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cục Thú y Anh đánh giá rất cao sự ủng hộ của Việt Nam và cám ơn việc được thông qua các thủ tục cho nhập thịt lợn và thịt gà Anh sang Việt Nam, hiện nay phía Anh đang lên danh sách các doanh nghiệp và hồ sơ để gửi duyệt. Ngoài ra, phía Anh cũng đề cập đến việc mong muốn xuất khẩu thịt vịt và ngỗng, muốn gửi thông tin để phía Việt Nam xem xét và đánh giá. Bên cạnh đó, phía Anh cũng tỏ ý về việc xuất khẩu lông ngỗng, lông gà sang Việt Nam vì các sản phẩm này ở Anh được xử lý rất nghiêm ngặt và chất lượng tốt.

Đoàn Anh cũng nêu việc đã gửi hồ sơ về việc xuất khẩu thịt bò và thịt cừu sang Việt Nam và mong sớm đón đoàn kỹ thuật của Việt Nam sang đánh giá trong thời gian sớm nhất năm 2023.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ghi nhận những đề xuất của phía Anh và sẽ chỉ đạo Cục Thú y xem xét, ưu tiên việc giải quyết hồ sơ cho thịt lợn và thịt gà của Anh sang Việt Nam, đồng thời cũng đề nghị phía bạn cam kết cho nhập thịt gà qua chế biến của Việt Nam sang Anh trong tháng 6/2023. Phía Anh đề xuất lùi thời gian tới tháng 9/2023 do nguồn nhân lực về giải quyết hồ sơ nhập khẩu có hạn chế và cần thêm thời gian xử lý.

* Ngày 22/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn công tác Bộ NN-PTNT cũng đã có buổi gặp và làm việc với Phó Tổng Cục trưởng (tương đương cấp Thứ trưởng) phụ trách về Kinh tế và Môi trường doanh nghiệp Serge Lhermitte tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền thực phẩm Pháp.

Cuộc gặp song phương lần này có ý nghĩa quan trọng đối với hai Bộ trong bối cảnh hai nước đang tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 – 2023) và 10 năm ngày hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (2013 – 2023).

Thứ trưởng đã điểm lại những hoạt động hợp tác về lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua và đánh giá rất cao sự hợp tác, hỗ trợ của Pháp đối với ngành nông nghiệp Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực cụ thể như thủy lợi, xóa đói giảm nghèo; hợp tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Bên cạnh đó, còn các hình thức hợp tác phi tập trung với các địa phương của hai nước nhằm cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương của Việt Nam. Một trong những hình thức hợp tác hiệu quả đó là Hợp tác ba bên (Nam – Nam), trong đó Pháp là bên thứ ba cung cấp tài chính.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền thực phẩm Pháp một số nội dung hợp tác như nông nghiệp sinh thái; an toàn thực phẩm và chuỗi giá trị; chế biến nông sản; chế biến thực phẩm; chuỗi cung ứng, lưu trữ và vận chuyển hàng nông sản.

Bên cạnh các chuỗi sự kiện diễn ra tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 90 Đại Hội đồng Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) tại Pháp trong các ngày 21 - 22/5, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác đã có các buổi làm việc song phương với các đối tác quan trọng.

Bên cạnh các chuỗi sự kiện diễn ra tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 90 Đại Hội đồng Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) tại Pháp trong các ngày 21 – 22/5, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến và đoàn công tác đã có các buổi làm việc song phương với các đối tác quan trọng.

Hai bên cần trao đổi thông tin và hợp tác khoa học kỹ thuật về các vấn đề an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cũng như việc tiếp cận thị trường liên quan đến thương mại.

Về thương mại và đầu tư, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam cần sự hỗ trợ của Pháp để tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất nông sản bằng cách đạt được những chứng nhận quốc tế và tuân thủ các tiêu chuẩn về thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, phụ gia thực phẩm; cần chủ động đổi mới sản xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu và Pháp.

Về thúc đẩy hợp tác phát triển thủy sản bền vững, Việt Nam rất mong Pháp thúc đẩy các hợp tác, trong đó có hợp tác hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác tài chính giúp Việt Nam tăng cường năng lực nhằm thực hiện tốt các khuyến nghị của EU trong việc tháo gỡ thẻ vàng (IUU) cho Việt Nam.

Rất mong Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền về Thực phẩm Pháp thúc đẩy phối hợp với Bộ NN-PTNT Việt Nam cùng xây dựng các đề xuất dự án về thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong sản xuất nông nghiệp.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Toàn quyền về thực phẩm Pháp có cơ chế hợp tác đào tạo cho các cán bộ quản lý và nghiên cứu của Bộ NN-PTNT Việt Nam.

Về phía mình, ông Serge Lhermitte đã đánh giá rất cao những nội dung Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu và nhấn mạnh rằng các nội dung này phù hợp với hướng hợp tác nông nghiệp của hai bên.

Ông cho biết, Pháp có thể hỗ trợ Việt Nam trong quy trình hiện đại hóa trong chăn nuôi, có những kinh nghiệm chia sẻ với Việt Nam, giống trong chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm, vận chuyển, lưu trữ, chỉ dẫn địa lý.

Bên cạnh đó, ông Serge Lhermitte cũng đặt câu hỏi với Thứ trưởng về việc Việt Nam đã thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo cho phát triển nông nghiệp và thông tin rằng Pháp có nguồn lực và có thể chia sẻ với Việt Nam về dự án hợp tác này.

Về đào tạo và nghiên cứu, hàng năm Pháp cũng có học bổng cho Việt Nam, Pháp cũng sẽ xem xét cần dành học bổng cho ngành nông nghiệp. Phía Pháp đề nghị rằng hiện nay hai Bộ đang chuẩn bị Biên bản ghi nhớ, hai bên cần thúc đẩy để Thỏa thuận được ký kết sớm nhất.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email