Thursday, May 2

8 tháng thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng

Theo đại diện Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, số tiền thu dịch vụ môi trường rừng đến thời điểm này giảm mạnh, bởi quý III hàng năm mới là thời gian cao điểm thu tiền dịch môi trường rừng. Bên cạnh đó, hai quý đầu năm nay lượng mưa sụt giảm đáng kể, nước về các hồ thủy điện ít đi. Nhiều hồ thủy điện ở miền Bắc đầu năm do hạn hán, mưa ít còn thiếu nước phát điện nên nguồn thu giảm. Sản lượng điện tiêu thụ của các địa phương cũng giảm nên tác động đến nguồn thu tiền dịch vụ môi trường rừng.

Tuy nhiên, với kế hoạch thu đặt ra năm 2023 là 3.200 tỷ đồng sẽ cơ bản đảm bảo. Bởi năm nay, Việt Nam sẽ có thêm nguồn thu dịch vụ môi trường rừng mới từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Cây săng lẻ trong Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Tùng Đinh.

Cây săng lẻ trong Vườn quốc gia Pù Mát. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo Bộ NN-PTNT, đến nay, cả nước có 718 chủ rừng đang quản lý 7,65 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp; có 417 phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, đạt 58% tổng số phương án cần phê duyệt; có 445.500ha được cấp chứng chỉ rừng (rừng phòng hộ 38.565ha, rừng trồng sản xuất 407.000ha).

Trong tháng 8, cả nước chuẩn bị được 49 triệu cây giống; trồng được 18,7 nghìn ha rừng, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.838,8 nghìn m3, tăng 2,1%. Lũy kế 8 tháng, cả nước chuẩn bị trên 761,2 triệu cây giống; trồng được 151,8 nghìn ha rừng, giảm 3,3%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 12.357,4 nghìn m3, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Hiện Bộ NN-PTNT tiếp tục theo dõi, đôn đốc các địa phương chuẩn bị đủ cây giống, hiện trường để trồng rừng theo kế hoạch, chủ động kiểm soát chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp

Kế hoạch thu tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 là 3.200 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2022, tổng số thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt trên 3.700 tỷ đồng, vượt 23% so với kế hoạch và tăng 17% so với năm 2021.

Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng được đánh giá là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành lâm nghiệp, phục vụ đắc lực cho quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng, sống phụ thuộc vào rừng mà chủ yếu là đồng bào nghèo miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email