Friday, May 17

Lâm nghiệp

‘Mua láng giềng gần’ để phát triển bền vững
Lâm nghiệp

‘Mua láng giềng gần’ để phát triển bền vững

Không còn mất mủ nhờ “mua láng giềng gần” Bài liên quan Quản lý rừng bền vững để đón đầu thị trường Xanh - sạch - đẹp: Tốt môi trường, giảm chi phí “Hiện nay, trên toàn hệ thống Công ty Cao su Phú Riềng gần như không còn xảy ra hiện tượng mất cắp mủ, cũng gần như không còn tình trạng người dân vứt rác thải vào các vườn cao su”, ông Trương Văn Hội, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng tự tin chia sẻ với chúng tôi như vậy khi nói về hiệu quả từ công tác kết nối cộng đồng của công ty. Mất mủ cao su là nỗi lo thường trực của các công ty cao su trong suốt mùa thu hoạch. Bởi vậy, việc Công ty Cao su Phú Riềng đã chấm dứt được tình trạng này là một điều rất đáng mừng, nhất là khi công ty đang đứng chân trên một địa bàn rộng ở các huyện Phú Riềng, Bù Đăng, Bù Gia Mập (Bình Phước) ...
Làn sóng nghỉ việc của lực lượng bảo vệ rừng chưa chững lại
Lâm nghiệp

Làn sóng nghỉ việc của lực lượng bảo vệ rừng chưa chững lại

Khó chặn đứng làn sóng nghỉ việc Tháng 11/2022, Báo Nông nghiệp Việt Nam từng có bài viết: “Làn sóng lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng xin nghỉ việc” phản ánh thực trạng lực lượng này ở Bình Thuận xin nghỉ việc ngày càng nhiều bởi trách nhiệm công việc nặng nề, thường xuyên làm việc 24 giờ nhưng thu nhập lại quá thấp. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách tại Bình Thuận ngày càng nghỉ việc nhiều do lương thấp, áp lực trách nhiệm. Ảnh: Kim Sơ. Tưởng chừng làn sóng nghỉ việc này sẽ qua đi, thế nhưng thực tế vào những ngày giữa tháng 5, khi chúng tôi đến các Ban Quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Bắc Bình…các chủ rừng vẫn đau đầu, trăn trở không biết bao giờ mới trấn an làn sóng, từ đó anh em đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn thách thức thực hiện trách nh...
Trồng nhiều cây gỗ quý, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
Lâm nghiệp

Trồng nhiều cây gỗ quý, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học

Các lãnh đạo Công ty Bosch cùng bà Huyền Đỗ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia trồng cây đầu tiên khởi động mùa trồng rừng Đồng Nai. Ảnh: PV. Ngày 22/5, nhân Ngày Quốc tế bảo vệ đa dạng sinh học, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia phối hợp với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai khởi động chương trình trồng rừng và trải nghiệm thiên nhiên Đồng Nai 2023. Theo bà Huyền Đỗ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, chương trình trồng rừng Đồng Nai góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050. Chương trình cũng góp phần nâng cao nhận thức hiểu biết, và sự trân trọng của công chúng, đặc biệt là các doanh nghiệp về tầm quan trọng của trồng rừng phục hồi hệ sinh thái. Việt Nam là m...
Xanh – sạch – đẹp: Tốt môi trường, giảm chi phí
Lâm nghiệp

Xanh – sạch – đẹp: Tốt môi trường, giảm chi phí

Những cây chuối xanh tốt, trĩu quả ở khu vực xử lý nước thải của Nhà máy Trung Tâm, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng. Ảnh: Thanh Sơn. Không mùi hôi ở nơi xử lý nước thải Bài liên quan Quản lý rừng bền vững để đón đầu thị trường Khi chúng tôi đến thăm Nhà máy Trung Tâm của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (huyện Phú Riềng, Bình Phước), lãnh đạo công ty không ngần ngại đưa chúng tôi tới xem hệ thống xử lý nước thải của nhà máy. Đó là hệ thống xử lý nước thải cao su thiên nhiên bằng phương pháp sinh học không sử dụng hóa chất và tái sử dụng nước thải cho sản xuất. Vì sử dụng giải pháp sinh học, không dùng hóa chất nên hệ thống xử lý nước thải này không gây ra mùi hôi mà vẫn đảm bảo được nước xả thải luôn đạt cột A (được sử dụng để cấp nước sinh hoạt) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nư...
Kiểm lâm Nghệ An nửa thế kỷ gian truân nhưng rất đỗi tự hào
Lâm nghiệp

Kiểm lâm Nghệ An nửa thế kỷ gian truân nhưng rất đỗi tự hào

Xuyên suốt chiều dài 50 năm hình thành và phát triển, kiểm lâm Nghệ An đã có nhiều thành tích vẻ vang. Ảnh: Việt Khánh. Những người lính trên mặt trận xanh Nghệ An với diện tích rừng lớn nhất cả nước đồng nghĩa áp lực giữ rừng nặng nề gấp bội phần, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đòi hỏi mỗi con người đứng trong hàng ngũ kiểm lâm phải luôn luôn gắng sức, nỗ lực cao độ, trong bất kỳ giai đoạn nào cũng phải nêu cao tinh thần phục vụ cùng trách nhiệm lớn lao. Chi cục Kiểm lâm nhân dân Nghệ Tĩnh (nay là Chi cục Kiểm lâm Nghệ An) được thành lập ngày 13/2/1974 theo Quyết định 170 của Tổng cục Lâm nghiệp, là một trong những đơn vị tiên phong của miền Bắc sớm đi vào hoạt động. Dù đối diện với khó khăn, áp lực, lực lượng kiểm lâm Nghệ An vẫn thể hiện được vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản l...
Quản lý rừng bền vững để đón đầu thị trường
Lâm nghiệp

Quản lý rừng bền vững để đón đầu thị trường

Công nhân nông trường Quản Lợi tráng rửa dụng cụ sau khi nhập mủ cao su. Ảnh: Thanh Sơn. Sạch sẽ ở nơi vốn luộm thuộm nhất Một buổi sáng tháng 5, trên hành trình về Bình Phước tìm hiểu quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững và các chương trình phát triển bền vững khác ở một số công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), chúng tôi ghé vào thăm một trạm nhập mủ cao su của nông trường Quản Lợi thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi tại trạm nhập mủ cao su này là dù đang trong mùa thu hoạch, lại đúng lúc đang có nhiều công nhân về giao mủ cao su, nhưng trạm rất sạch sẽ, không có mủ cao su vương vãi và nhất là không có mùi hôi đặc trưng thường thấy ở các điểm thu mua mủ cao su của tư nhân. Sự sạch sẽ ấy là nhờ trạm đã có hệ thống xử l...
Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ năng lực đáp ứng tình hình mới
Lâm nghiệp

Xây dựng lực lượng kiểm lâm đủ năng lực đáp ứng tình hình mới

Ông Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập lực lượng kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 - 21/5/2023). Ảnh: Hải Đăng. Kinh tế đồi rừng tạo việc làm cho hàng nghìn người dân Trong những năm qua, lực lượng kiểm lâm Lào Cai đã từng bước củng cố vững mạnh về tổ chức, xây dựng lực lượng ngày một lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt vai trò chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng, thừa hành pháp luật về lâm nghiệp. Phát huy vai trò nòng cốt trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, lực lượng kiểm lâm đã tích cực tham mưu UBND thực hiện quy hoạch 3 loại rừng; luôn đặt nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt quá trình hoạt động. Trong 10 năm trở lại đây, tổng s...
Đốt thực bì sau khai thác rừng, thói quen sai lầm
Lâm nghiệp

Đốt thực bì sau khai thác rừng, thói quen sai lầm

Muốn trồng rừng FSC, phải chấm dứt đốt thực bì Ông Võ Thanh Tú, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thủy (huyện Cam Lộ, Quảng Bình) cho hay, cách đây không lâu, tại địa phương đã xẩy ra những vụ cháy rừng mà nguyên nhân chính là do các hộ dân sau khi khai thác rừng trồng đã đốt thực bì để trồng lại. Hệ quả là các hộ sau khi hòa giải, bên gây ra cháy rừng phải chi hàng chục triệu đồng để đền bù thiệt hại cho hộ bị ảnh hưởng. Lựa chọn đốt thực bì sau khai thác của người trồng rừng đã khiến nhiều sự việc không mong muốn xẩy ra khiến chính quyền nhiều địa phương phải xắn tay xử lý. Xử phạt thì không nỡ, chính quyền các địa phương đành vận động người dân hòa giải, đền bù cho bên bị thiệt hại. Nhiều hộ dân vẫn chọn phương án đốt thực bì sau khai thác rừng và gây ra rất nhiều hệ lụy. Ảnh: Võ Dũng. “Chúng t...
Chủ rừng kỳ vọng gì ở tín chỉ carbon? [Bài 2]: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ
Lâm nghiệp

Chủ rừng kỳ vọng gì ở tín chỉ carbon? [Bài 2]: Nhiều vướng mắc cần tháo gỡ

Chi trả bảo vệ rừng đối với cộng đồng dân cư không khả thi Nhằm cụ thể hóa kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA) quy định tại Nghi định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 6/4/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Hà Tĩnh đã xây dựng dự thảo kế hoạch tài chính hàng năm ERPA trên địa bàn. Dự kiến sơ đồ điều phối tiền chia sẻ lợi ích theo Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ. Ảnh: Thanh Nga. Theo đó, trích kinh phí quản lý và kinh phí cho các hoạt động khác tại Quỹ BV&PTR tỉnh 10%. Trích 10% tổng số tiền được điều phối, lãi tiền gửi (nếu có) để chi cho các nội dung quy định tại khoản 1, điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 6 Nghị định 107… Chi trả cho các bên cung ứng gồm chủ rừn...
Chủ rừng kỳ vọng gì ở tín chỉ các bon? [Bài 1]: Tiềm năng đang bị bỏ ngỏ
Lâm nghiệp

Chủ rừng kỳ vọng gì ở tín chỉ các bon? [Bài 1]: Tiềm năng đang bị bỏ ngỏ

Cần tính toán hết tiềm năng Việt Nam hiện có hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên (theo Quyết định số 2860/QĐ-BNN-TCLN 2022 về công bố hiện trạng rừng năm 2021), đây là diện tích có chức năng cô lập và lữu giữ các bon lớn, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Với hơn 217 nghìn ha rừng tự nhiên, ước tính mỗi năm Hà Tĩnh có thể bán ra gần 2 triệu tín chỉ các bon cho các tổ chức quốc tế. Ảnh: Thanh Nga. Việc sản xuất được tín chỉ các bon và đã bán cho các tổ chức quốc tế thời gian qua là một điều đáng mừng, song những giao dịch này chưa được chú ý nhiều, nếu không muốn nói nó đang rất mới mẻ với người dân cả nước. Tháng 12/2022 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thu...
RSS
Follow by Email