Thursday, May 16

Thủy sản

Ngư dân tự nguyện không đánh bắt hải sản vi phạm
Thủy sản

Ngư dân tự nguyện không đánh bắt hải sản vi phạm

Bộ đội Biên phòng cấp phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho ngư dân phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T. Phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) có 7 khu phố; trong đó, có 3 khu phố giáp biển hình thành 2 vạn ngư dân là vạn Cửu Lợi và vạn Long Thành. Toàn phường Tam Quan Nam có 224 tàu thuyền đánh bắt cá, hiện đã thành lập được 43 tổ đoàn kết với 173 tàu tham gia, trong đó tàu chuyên khai thác xa bờ chiếm 73% với các nghề lưới vây rút chì và nghề câu cá ngừ đại dương. Cách đây hơn 5 năm (năm 2018), Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tam Quan Nam đã tổ chức ra mắt mô hình ngư dân vạn Cửu Lợi đánh bắt không xâm phạm vùng biển nước ngoài, 126 chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ tham gia. Mô hình này đã lan tỏa tinh thần kiên quyết không đánh bắt bất hợp pháp trong cộn...
Bến Tre xây dựng vùng nuôi tập trung 300 ha tôm công nghệ cao
Thủy sản

Bến Tre xây dựng vùng nuôi tập trung 300 ha tôm công nghệ cao

UBND tỉnh Bến Tre vừa tổ chức hội nghị bàn "Giải pháp phát triển vùng nuôi tôm tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô 300 ha huyện Bình Đại", nhằm tạo đột phá trong phát triển nuôi tôm nước lợ. Theo ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, Tỉnh uỷ Bến Tre xác định thuỷ sản là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn, lấy đối tượng xuất khẩu làm chủ lực phát triển. Hiện nay, tập trung trên 5 đối tượng nuôi chủ yếu gồm tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, nghêu và tôm càng xanh. Trong đó, tôm nước lợ chiếm 53% tổng giá trị, 76% cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh với khoảng 36.300 ha. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú đề xuất nhiều giải pháp để tích tụ đất trong vùng sản xuất tập trung 300 ha tôm nuôi công nghệ cao. Ảnh: Minh Đảm. Đáng chú ý,...
Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 4]: Vì sao thủ phủ tôm Bạc Liêu ì ạch?
Thủy sản

Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 4]: Vì sao thủ phủ tôm Bạc Liêu ì ạch?

Ì ạch cấp mã số vùng nuôi tôm Tỉnh Bạc Liêu được kỳ vọng là sẽ trở thành Trung tâm ngành tôm của cả nước với khoảng 140.000 ha diện tích nuôi. Trong đó, có trên 100.000 ha phải thực hiện cấp mã số vùng nuôi. Đây là một thách thức không hề nhỏ, nhất là một bộ phận người dân không mặn mà với việc cấp mã số vùng nuôi, cơ sở nuôi. Để công tác này được triển khai hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đang quyết liệt triển khai các giải pháp, trước mắt là nâng cao nhận thức của người nuôi. Bạc Liêu hiện có 49.800 cơ sở nuôi tôm nhưng đến nay mới có khoảng 7% số cơ sở nuôi đăng ký và được cấp mã số vùng nuôi. Ảnh: Trọng Linh. Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết, mặc dù việc cấp mã số vùng nuôi có tăng so với những năm trước tuy nhiên theo đánh giá của ngành chức năn...
[Bài 4] Con hàu… làm du lịch
Thủy sản

[Bài 4] Con hàu… làm du lịch

Hướng đi mới Từ nhiều năm nay, xã đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) được mệnh danh là "vương quốc hàu", không chỉ dồi dào về số lượng mà còn cả về chủng loại. Sản lượng các loài thủy sản tại Long Sơn đạt khoảng 15.000 - 20.000 tấn/năm, trong đó đa phần là con hàu. Tại Long Sơn, có hơn 300 cơ sở nuôi với hơn 13.500 lồng nuôi, diện tích mặt nước đạt 3.000 ha với các loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao. Vị trí gần biển, nồng độ muối phù hợp, tập trung nhiều sinh vật phù du, là nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho hàu... "Vương quốc hàu" Long Sơn đang trở thành điểm sáng trong việc phát triển nông trồng thủy sản gắn liền với phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: Minh Sáng. Trước đây, ở xã đảo Long Sơn, việc nuôi trồng thủy sản ở đây còn mang tính tự phát, thiếu bền vững, chưa có sự li...
Nghề nuôi vọp ở Trà Vinh manh mún, chưa thể truy xuất
Thủy sản

Nghề nuôi vọp ở Trà Vinh manh mún, chưa thể truy xuất

Sau thời gian thả nuôi từ 8 - 10 tháng, nông dân có thể thu hoạch, vọp có trọng lượng từ 14 -15 con/kg Ảnh: Hồ Thảo. Theo ghi nhận tại huyện Duyên Hải, địa phương có diện tích đất bãi bồi ven biển khá lớn với 6.600 ha, nhiều bà con nơi đây đã tận dụng lợi thế trên để phát triển nghề nuôi thủy sản, trong đó có mô hình nuôi vọp. Ban đầu chỉ có một vài hộ thả nuôi nhỏ lẻ nhưng đến nay đã có trên 200 ha diện tích thả nuôi theo mô hình này. Ông Sơn Sóc Kha (ấp Cây Xoài, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải) cho biết: Trước đây, kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào nghề nuôi dê nhưng thấy phong trào nuôi vọp ở địa phương phất lên, ông quyết định chuyển sang nuôi vọp. Vụ đầu tiên thấy lợi nhuận từ con vọp khá cao nên ông Kha đã mở rộng diện tích nuôi lên 3.000 m2. Theo ông Kha, nuôi vọp không tốn chi p...
Lão nông U70 bỏ phố về rừng nuôi cá tầm
Thủy sản

Lão nông U70 bỏ phố về rừng nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm tại thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu của ông Đoàn Đình Kha. Ảnh: Nguyễn Thành. Hộ khẩu ở Thủ đô Hà Nội nhưng hiện nay ông Đoàn Đình Kha (sinh năm 1957) lại chọn bỏ phố về rừng để thỏa mãn đam mê làm nông nghiệp. Thời gian trước, ông Kha trải qua nhiều công việc khác nhau, từ làm kỹ sư thủy lợi cho đến giám đốc công ty xây dựng. Năm 2014, ông Kha bắt đầu nuôi cá tầm ở tỉnh Lai Châu, đến năm 2015, ông lại tìm đến miền rẻo cao Bình Liêu (Quảng Ninh) để khảo sát, tìm địa điểm thích hợp để mở rộng mô hình nuôi cá tầm. "Tôi đã đi nhiều nơi ở Quảng Ninh và nhận thấy chỉ có ở Bình Liêu mới có nguồn nước sạch, lạnh phù hợp để nuôi cá tầm. Chính vì vậy, tôi quyết định xây bể và làm ao bạt để nuôi loài cá cho giá trị kinh tế cao này”, ông Kha chia sẻ. Bình Liêu là địa ...
Chất lượng con giống quyết định 80% thành bại trong nuôi tôm
Thủy sản

Chất lượng con giống quyết định 80% thành bại trong nuôi tôm

Một trong những yếu tố quyết định thành bại trong nuôi tôm hiện nay đó là chất lượng tôm giống. Việc tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng tôm giống như: Nguồn gốc, thị trường, chất lượng… là giải pháp được các địa phương trọng điểm nuôi tôm chú trọng nhằm giúp người nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tỷ lệ thành công cho tôm nuôi. Theo thống kê của Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), trong năm 2023, nhu cầu tôm giống trong cả nước là 150 tỷ con, bao gồm 40 tỷ con tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 110 tỷ con. Trong năm 2023, nhu cầu tôm giống trong cả nước là 150 tỷ con, bao gồm 40 tỷ con tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 110 tỷ con. Ảnh: Kim Anh. Tại tỉnh Sóc Trăng, địa phương xuất khẩu tôm trọng điểm của vùng ĐBSCL, chất lượng tôm giống được xem yếu tố sống còn. Do đó việc quản lý chấ...
Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản
Thủy sản

Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản

Thận trọng thả nuôi tôm Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Đối với tôm nuôi nước lợ, hiện thời tiết tương đối thuận lợi nên diện tích thả nuôi ngày càng nhiều và người nuôi cũng chú trọng chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Nuôi tôm nước lợ ở hạ lưu sông Bàn Thạch, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Kim Sơ. Ông Nguyễn Văn Bút, một người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, cho biết, gia đình ông đang thả nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích khoảng 11.000m2. Do những năm trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi rất phức tạp nên vụ này gia đình thả nuôi tôm với mật độ thưa cùng với xen với cua xanh, với tổng chi phí đến nay khoảng 150 triệu đồng. Hiện tôm nuôi đã 2 tháng, sinh trưởng và phát triển tốt, đạt kích cỡ...
‘Nhức đầu’ với nhóm tàu cá dưới 15m
Thủy sản

‘Nhức đầu’ với nhóm tàu cá dưới 15m

Quyết liệt với nhóm tàu nguy cơ cao Trong quý I/2023, tỉnh Bình Định có 3 tàu cá với 16 lao động đánh bắt thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị Malaysia bắt giữ; trong đó, huyện Phù Cát có 2 tàu với 11 thuyền viên và thị xã Hoài Nhơn có 1 tàu với 5 thuyền viên. Trước khi Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu kiểm tra lần thứ 4, Bình Định quyết tâm hơn trong công tác ngăn chặn nạn tàu cá đánh bắt vi phạm IUU. Điểm nghẽn trong công tác ngăn chặn tàu cá đánh bắt vi phạm IUU ở Bình Định là những tàu vi phạm đều là tàu có chiều dài dưới 15m, hầu hết đều cũ kỹ, có giá trị thấp, không thuộc nhóm phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, nên cơ quan chức năng không giám sát được quá trình tàu hoạt động trên biển. Theo rà soát của Chi cục Thủy sản Bình Định, toàn tỉnh này hiện có đến 455 tàu cá có...
Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 3]: Cá tra ‘bay’ đến hơn 130 quốc gia nhờ được cấp mã
Thủy sản

Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 3]: Cá tra ‘bay’ đến hơn 130 quốc gia nhờ được cấp mã

Đến năm 2025, Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Cấp mã số cho 100% vùng nuôi cá tra Những năm gần đây, ngành cá tra Việt Nam luôn gặp không ít khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu do tác động nhiều yếu tố bất lợi như: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cá, giá thành sản xuất cá nguyên liệu cao, những rào cản kỹ thuật và quy định nghiêm ngặt từ thị trường xuất khẩu… Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra, mà còn từng bước đưa thế mạnh mặt hàng này phát triển bền vững hơn nữa. Bài liên quan Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 1] Thiết thực thì dân theo Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBN...
RSS
Follow by Email