Saturday, May 18

Khuyến nông

Phiên chợ vùng cao giao dịch tiền toàn trăm triệu
Khuyến nông

Phiên chợ vùng cao giao dịch tiền toàn trăm triệu

Ông Lý Văn Tu tại chợ trâu, bò Nghiên Loan. Ảnh: Ngọc Tú. Chợ trâu bò lớn nhất miền Bắc Có hẹn với một nhân vật đặc biệt đã lâu, những ngày giữa tháng 8 tôi mới có dịp đến với chợ trâu, bò Nghiên Loan (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn). Giữa chợ đông vui nhộn nhịp, tôi bất ngờ gặp ông, một người có dáng vẻ nhỏ nhắn. Năm nay đã 73 tuổi nhưng ông vẫn toát lên vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông là Lý Văn Tu, một trong những người đầu tiên đặt nền móng khai sinh ra chợ trâu, bò Nghiên Loan ngày nay. Trong hồi ức của mình, ông Tu nhớ lại, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, người dân trong xã chỉ làm nương rẫy, đời sống muôn vàn khó khăn, buôn bán giao thương còn rất hạn chế. Khi đó một nhóm 5 người Mông ở bản Phia Đeng đi dắt trâu thuê cho cánh thương lái đến từ các tỉnh miền xuôi. Khi đó đi bộ từ nhà m...
Làm gì để ngăn chặn buôn lậu heo qua biên giới?
Khuyến nông

Làm gì để ngăn chặn buôn lậu heo qua biên giới?

Ông Phạm Đức Chinh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Long An, Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Thưa ông, thời gian qua tình trạng nhập lậu heo từ biên giới nước bạn Campuchia vào địa bàn tỉnh Long An diễn ra như thế nào? Theo báo cáo từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, tình hình hoạt động nhập lậu heo qua biên giới của tỉnh có thời điểm vẫn còn xảy ra và chủ yếu nổi lên trên đoạn biên giới thuộc địa bàn xã Hưng Điền của huyện Tân Hưng, số lượng heo nhập lậu nhỏ lẻ (từ 3-5 con), không thường xuyên. Các đoạn biên giới khác không xảy ra tình trạng nhập lậu heo. Phương thức, thủ đoạn hoạt động là các đối tượng lợi dụng đêm tối, địa hình thuận lợi, đoạn sông Cái Cỏ hẹp, có thể qua lại bằng xuồng, ghe bất kỳ khu vực nào và lợi dụng các khu vực vắng người qua lại. Từ đó,...
Trà Vinh chuẩn bị kỹ, sẵn sàng đón cơ hội xuất khẩu dừa tươi
Khuyến nông

Trà Vinh chuẩn bị kỹ, sẵn sàng đón cơ hội xuất khẩu dừa tươi

Nông dân tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ cỏ trong canh tác dừa. Ảnh: Hồ Thảo. Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật đã thông tin quan trọng về việc phía Trung Quốc sẽ tổ chức kiểm tra các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa tươi tại Việt Nam để xem xét cho phép xuất khẩu chính ngạch mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc. Mục tiêu của cuộc kiểm tra không chỉ dừng lại ở khía cạnh kỹ thuật, mà còn nhằm xác định nguy cơ dịch hại đối với dừa tươi, tạo tiền đề cho việc ký kết nghị định thư giữa hai quốc gia. Dự kiến, cuộc kiểm tra này sẽ diễn ra trong tháng 8/2023 với phương thức kết hợp giữa kiểm tra trực tuyến và thực địa. Trong quá trình kiểm tra, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ tập trung vào việc kiểm soát và phòng chống sinh vật gây hại trên dừa, quy trình thu hoạch, vận chuyển và đóng gói dừa xuấ...
‘Bốn nhà’ cùng giải bài toán nông sản dư thừa
Khuyến nông

‘Bốn nhà’ cùng giải bài toán nông sản dư thừa

Nhà nông than làm ra cái gì cũng khó bán Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì phải khẳng định nông nghiệp cũng đỡ hơn nhiều ngành khác vì nó liên quan đến cái ăn, cái uống hàng ngày, bắt buộc phải tiêu dùng. Tuy nhiên, nông dân trước đây vốn chỉ quen lam lũ, bới đất, lật cỏ để sản xuất chứ chưa quen với chuyện nâng tầm giá trị, quảng bá, bán sản phẩm nên điệp khúc "được mùa, mất giá" cứ lặp đi lặp lại. Bởi thế, mới đây Sở NN- PTNT thành phố Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Mỹ Đức tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây là một dịp tốt cho "bốn nhà" gồm: nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp có thể cùng bàn luận, tháo gỡ khó khăn này. Câu chuyện ế thừa sản phẩm lan từ ngoài hành lang trưng bày sản phẩm đến trong h...
Phòng dịch ngay từ các nông hộ chăn nuôi
Khuyến nông

Phòng dịch ngay từ các nông hộ chăn nuôi

Chị Triệu Thị Gia khử trùng chuồng trại trước khi nuôi lứa lợn nái mới. Ảnh: Ngọc Tú. Những ngày này, chị Triệu Thị Gia, thị trấn Phủ Thông (huyện Bạch Thông) đang chuẩn bị chuồng trại để nuôi lứa lợn mới. Lứa lợn vừa rồi nhờ làm tốt công tác phòng dịch nên chị Gia xuất bán lợn đúng kế hoạch. Dù chăn nuôi nhỏ lẻ, mỗi năm chỉ vài con lợn nái, nhưng nguồn thu nhập cũng giúp chị trang trải phần nào chi tiêu trong gia đình. Chị Gia cho biết, chăn nuôi lợn phải hết sức chú ý phun thuốc sát trùng và có chỗ nuôi lợn biệt lập. Hiện nay dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp nên trước khi chăn nuôi gia đình phải phun thuốc khử trùng 2 lần, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Ngoài ra, gia đình cũng dùng những loại vacxin đã được khuyến cáo để phòng bệnh cho đàn lợn. Hiện nay, tổng đàn lợn của huyệ...
VNR10 cho năng suất ‘phi thường’ trong vụ hè thu
Khuyến nông

VNR10 cho năng suất ‘phi thường’ trong vụ hè thu

Sự lựa chọn của vùng đất khó Cánh đồng sản xuất lúa của xã Ân Hữu (huyện Hoài Ân, Bình Định) là vùng đất có địa hình dốc trụ, ruộng bậc thang, cây lúa trên ruộng cao nước tưới không tới được, cây lúa dưới ruộng thấp thì bị úng. Theo ông Trần Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Hữu, địa hình đặc thù của đồng đất Ân Hữu rất bất thuận cho canh tác lúa. Tổng diện tích canh tác lúa hàng năm ở xã này đạt hơn 620ha. Trong vụ đông xuân nếu mưa kéo dài, có đến 1/3 diện tích ruộng rộc (ruộng ở dưới thấp) bị ngập úng. Thậm chí trong vụ hè thu nếu có mưa bất thường thì diện tích ruộng rộc đều bị ngã rạp kéo dài đến 7 - 8 ngày gây mất năng suất. Nông dân tham quan mô hình sản xuất lúa VNR10 tại xã Ân Hữu (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T. “Đồng đất ở Ân Hữu khắc nghiệt là vậy, ở đây lại có nhiều g...
Sâu róm tàn phá gần 2.000ha rừng thông
Khuyến nông

Sâu róm tàn phá gần 2.000ha rừng thông

Trong thời gian ngắn, sâu róm đã ăn trụi lá khoảng 2.000ha thông phòng hộ. Ảnh: Thanh Nga. Ngày 15/8, ông Nguyễn Phi Quỳnh, Trưởng Ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) thông tin, hiện nay rừng phòng hộ do đơn vị quản lý đang xuất hiện sâu róm gây hại cây thông với diện tích nhiễm khoảng 2.000ha, tập trung tại các tiểu khu 95A, 96B, 103,123, 121, 122B và 124. “Sâu róm đã ăn trụi lá, khô lá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng của rừng thông, thậm chí nhiều diện tích đã bị chết. Ngoài ra một số diện tích đang khai thác nhựa bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng”, ông Quỳnh nói. Theo ông Quỳnh, mật độ sâu róm trên rừng thông bình quân từ 10 - 50 con/cây, cục bộ có nơi 300 - 400 con/cây. Nguyên nhân xuất hiện dịch sâu róm được ngành chức năng xác định là d...
Bỏ việc ở Singapore về quê nuôi lươn giống, hàng không đủ bán
Khuyến nông

Bỏ việc ở Singapore về quê nuôi lươn giống, hàng không đủ bán

Anh Lộc cho biết, do đam mê nông nghiệp, năm 2012, anh quyết định bỏ công việc về công nghệ thông tin ở Singapore để về Việt Nam nuôi lươn sinh sản. Anh dùng hết số tiền dành dụm được khi làm việc ở nước ngoài, cộng thêm tiền mượn của gia đình được tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng để mở trại sản xuất lươn giống Tam Lộc với diện tích trên 1ha, được chia ra 130 bồn nuôi lươn giống theo quy trình hiện đại.
Tạo sự khác biệt với mô hình đại học truyền thống
Khuyến nông

Tạo sự khác biệt với mô hình đại học truyền thống

Hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp Là một trong những trường hàng đầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, ngay từ rất sớm, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã thực hiện mô hình “Đại học khởi nghiệp trong hoạt động đào tạo, sáng tạo và kiến tạo”. Trong đó, lấy Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ làm nòng cốt. Các sinh viên Khoa Nông học (Đại học Nông lâm TP.HCM) tại phòng thí nghiệm của nhà trường. Ảnh: Trần Trung. Bài liên quan Nơi toàn rừng núi nhưng không ai học ngành lâm nghiệp Theo TS Đỗ Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, đại học khởi nghiệp là nơi các sinh viên học tập lý thuyết và thực hành khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành lập và tổ chức phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ra đời năm 2010, hoạt độ...
Thành lập ngay ban chỉ đạo khi có dịch tả lợn Châu Phi
Khuyến nông

Thành lập ngay ban chỉ đạo khi có dịch tả lợn Châu Phi

Lực lượng thú y tiến hành thu gom, xử lý lợn ốm, chết do dịch tả lợn Châu Phi tại Thái Bình. Ảnh: BT. Vào tháng 5/2023, Thái Bình phát hiện ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương. Ngay lập tức, Chi cục Thú y vùng II đã phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình và địa phương kiểm tra, rà soát, xét nghiệm và kịp thời tiêu hủy 2 lợn nái của 2 hộ chăn nuôi thuộc 2 thôn. Ông Lại Đức Quynh, Chủ tịch UBND xã Vũ Ninh cho biết, sau khi biết tin lợn của người dân tại hai thôn Đông Hòa và Nam Sơn phát sinh hiện tượng ốm chết bất thường, hệ thống thú y các cấp đã khẩn trương làm việc, triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch và không để dịch bệnh lây lan. Trong vòng một tuần từ lúc phát hiện ca bệnh, địa phương đã sử dụng 66 lít hóa chất và 850kg vôi bột để xử lý ổ dịch v...
RSS
Follow by Email