Thursday, May 9

Author: Agrivn.com

Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về chống nhập lậu gia cầm
Thời sự Nông nghiệp

Nhiều địa phương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về chống nhập lậu gia cầm

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến lên tiếng về vấn đề kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển, mua bán gia cầm giống nhập lậu, sau phóng sự điều tra "Giống gia cầm lậu khuynh đảo ngành chăn nuôi" của Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Huy. Địa phương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chưa nghiêm Thưa Thứ trưởng, thời gian qua Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đăng loạt bài điều tra “Giống gia cầm lậu khuynh đảo ngành chăn nuôi”. Vậy ở góc độ của Bộ NN-PTNT, ông đánh giá như thế nào về thực trạng buôn lậu, vận chuyển, mua bán gia cầm không rõ nguồn gốc hiện nay. Và nó gây nguy hại như thế nào đối với ngành chăn nuôi nước ta? Ngành chăn nuôi đóng góp 26% trong tổng giá trị toàn ngành, và trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng từ 4,5 đến xấp xỉ 6%. Chăn nuôi cũng là một trong những trụ cột rất quan trọng ...
Nông thôn mới – Những miền quê đáng sống
Nông thôn mới

Nông thôn mới – Những miền quê đáng sống

Cuốn sổ tay “Nông thôn mới - Những miền quê đáng sống”, Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhận được sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp”. Có thể nói, xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu và thực sự trở thành một cuộc thi đua sôi nổi giữa các địa phương, tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Tính đến tháng 5 năm 2023, cả nước đã có 6.014/8.211 xã (73,24%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1.301 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 156 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; 258 đơn vị cấp huyện (chiếm 40,1%) đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nô...
Cẩm nang ‘chỉ đường, mở lối’ xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới

Cẩm nang ‘chỉ đường, mở lối’ xây dựng nông thôn mới

Cuốn sổ tay “Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện sự nghiệp Đổi mới của đất nước, hành trình hơn 35 năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách lớn để thúc đẩy nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển. Để có cái nhìn tổng quan về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam biên soạn Bộ cẩm nang về xây dựng Nông thôn mới gồm 3 cuốn sổ tay. Bộ cẩm nang là sự tổng hợp, đúc kết các nội dung căn bản, cốt lõi để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tiếp theo cuốn sổ tay thứ nhất “Nông thôn mới: Cuộc hành trình lịch sử” viết về quá trình xây dựng nông thô...
Nông thôn mới và cuộc hành trình lịch sử
Nông thôn mới

Nông thôn mới và cuộc hành trình lịch sử

Cuốn sổ tay “Nông thôn mới: Cuộc hành trình lịch sử”. Nông thôn Việt Nam rộng lớn và đa dạng hệ sinh thái. Nông thôn là quê hương, là chốn đi về của đại đa số người thành phố; hôm nay là nông thôn, ngày mai là đô thị, nên phát triển nông thôn cần phải tính đến hiện tại và mai sau. Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, năm 1947, trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn”... Và khái niệm “nông thôn mới” được đề cập đến lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đã nêu vấn đề “phát triển sản xuất và xây dựng Nông thôn mới”. Thực hiện sự nghiệp Đổi mới của đất nước, hành trình hơn 35 năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách lớn để t...
Khánh Hòa và Đắk Lắk ký kết phối hợp tiêu thụ nông sản, thủy sản
Nông sản Việt

Khánh Hòa và Đắk Lắk ký kết phối hợp tiêu thụ nông sản, thủy sản

Chiều 22/9, tại TP Nha Trang, Sở NN-PTNT Khánh Hòa phối hợp với Sở NN-PTNT Đắk Lắk tổ chức hội nghị kết nối, tiêu thụ nông sản chất lượng, an toàn giữa hai tỉnh. Hai Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đắk Lắk và Khánh Hòa ký kết phối hợp tiêu thụ nông lâm thủy sản. Ảnh: CĐ. Tại hội nghị, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đắk Lắk và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Khánh Hòa thống nhất ký kết biên bản phối hợp thực hiện công tác trong lĩnh vực đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản. Mục đích của việc ký kết này của 2 bên nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nông sản an toàn trên địa bàn 2 tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Mở rộng quan hệ hợp tác, phát triển sản...
Nâng cao năng lực quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam
Lâm nghiệp

Nâng cao năng lực quản lý hổ nuôi nhốt tại Việt Nam

Bà Heather Sohl, Trưởng bộ phận về buôn bán hổ trái phép, WWF trình bày về Vai trò của hổ nuôi nhốt trong hoạt động buôn bán hổ bất hợp pháp trên toàn cầu. Những ý kiến thảo luận được đưa ra tại Hội thảo tham vấn kỹ thuật "Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam". Hội thảo do Cục Kiểm lâm chủ trì và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, thông qua dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp” do Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) và WWF đồng phối hợp thực hiện. Trên toàn cầu, loài hổ đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng và được bảo vệ cả trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES). CITES yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp hạn chế số lượng qu...
Nuôi gà tự động, giảm giá thành, an toàn dịch bệnh
Khuyến nông

Nuôi gà tự động, giảm giá thành, an toàn dịch bệnh

Chăn nuôi gà theo kiểu truyền thống có nhiều rủi ro, hiệu quả kinh tế thấp. Ảnh: Đinh Mười. Quản lý hiệu quả, hạn chế dịch bệnh Theo Sở NN-PTNT TP Hải Phòng, đàn gia cầm trên địa bàn Thành phố hiện có hơn 8 triệu con, được nuôi ở 914 trang trại, trong đó có 206 trang trại quy mô vừa, 708 trang trại quy mô nhỏ. Kết quả khảo sát mới nhất, các trang trại ở Hải Phòng chủ yếu vẫn chăn nuôi thủ công, phần lớn chưa áp dụng công nghệ hiện đại. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tìng trạng khó khăn cho chăn nuôi gia cầm thời gian qua, nhất là chi phí nhân công cao, giá thành sản phẩm cao, sản phẩm khó cạnh tranh với thịt gà nhập khẩu… Bên cạnh đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong khi các trang trại chăn nuôi chưa đảm bảo phòng chống dịch, an toàn sinh học trong chăn nuôi chưa chặt chẽ. Vì vậy, rủ...
Bình Thuận đặt mục tiêu sản lượng thịt đạt 91.000 tấn năm 2024
Khuyến nông

Bình Thuận đặt mục tiêu sản lượng thịt đạt 91.000 tấn năm 2024

Chăn nuôi thủy cầm công nghệ cao tại Bình Thuận. Ảnh: KS. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Thuận, kế hoạch ngành chăn nuôi tỉnh trong năm 2024 sẽ phát triển đàn trâu trên 8.000 con, dê, cừu 38.000 con, bò 181.000 con, heo 372.000 con (không tính heo con theo mẹ) và đàn gia cầm 6,9 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi năm 2024 đạt 91.000 tấn. Bên cạnh đó, thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, viêm da nổi cục xảy ra, cũng như hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trên địa bàn tỉnh. Kết quả tiêm phòng năm 2024 đạt trên 23 triệu liều vacxin các loại, tăng hơn 2% so với năm 2023....
Nuôi bò BBB thâm canh thích ứng biến đổi khí hậu
Khuyến nông

Nuôi bò BBB thâm canh thích ứng biến đổi khí hậu

Bò BBB ham ăn, tăng trọng nhanh, ít dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng. Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 2 hộ dân tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong và xã Gio Châu, huyện Gio Linh triển khai mô hình nuôi bò BBB thâm canh với quy mô 10 con/hộ. Trọng lượng bò giống ban đầu từ 180 - 200 kg/con. Hộ chăn nuôi được hỗ trợ 50% chi phí mua thức ăn tinh bột. Diện tích trồng lúa thiếu nước vụ hè thu, hoa màu kém hiệu quả được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tư vấn, tập huấn chuyển đổi sang trồng cỏ, ngô sinh khối. Nguồn thức ăn này sẽ được ủ lên men cho bò ăn. Rơm khô và các phụ phẩm nông nghiêp sẵn có tại địa phương được dự trữ làm thức ăn trong những ngày mưa rét. Các kỹ thuật này được hộ thực hiện mô hình triển khai với quy trình chặt chẽ giúp bò phát triển nhanh, ít dịch bệnh và đem lại...
Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2
Khuyến nông

Bắc Ninh hỗ trợ chăn nuôi cao nhất 1 triệu đồng/m2

Tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quy định các mức hỗ trợ phát triển chăn nuôi ngoài khu vực dân cư, xây dựng kho lạnh, cơ sở giết mổ tập trung. Ảnh: Phương Thảo. Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh, Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND của Bắc Ninh ban hành giữa tháng 9 vừa qua quy định, mức hỗ trợ nhà xưởng chuồng trại chăn nuôi, nhà kho, kho lạnh, nhà giết mổ cao từ 5m trở lên (tính đến đỉnh cột biên) với đơn giá 1 triệu đồng/m2 sàn và 700.000 đồng/m2 sàn đối với nhà xưởng cao dưới 5m (tính đến đỉnh cột biên). Hỗ trợ 150.000 đồng/m2 đối với hệ thống giao thông trong hàng rào phương án bằng đường bê tông xi măng có bề mặt đường tối thiểu 15cm, hỗ trợ 750.000 đồng/m3 xây dựng bể chứa nước sạch, bể xử lý chất thải. Ngoài ra, UBND tỉnh hỗ trợ 50% giá thực tế hệ thống thiết bị x...
RSS
Follow by Email