Thursday, May 2

Tiền Giang siết chặt quản lý chất lượng giống cây trồng

Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng cây ăn trái lớn ở ĐBSCL với khoảng trên 82.000ha. Các loại cây có diện tích lớn là sầu riêng, mít, khóm và thanh long. Nhu cầu phục vụ cho cải tạo vườn và trồng mới ước tính khoảng 1,6 triệu cây giống/năm. Bên cạnh đó, nhu cầu giống lúa xác nhận vào khoảng 14.000 tấn và giống F1 trên 200 tấn/năm.

Hiện nay, nhu cầu giống cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang vào khoảng 1,6 triệu cây giống/năm. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, nhu cầu giống cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang vào khoảng 1,6 triệu cây giống/năm. Ảnh: Minh Đảm.

Hiện nay, công tác sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Toàn tỉnh có 141 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống, trong đó chỉ có 22 cơ sở sản xuất với năng lực khoảng 200.000 sản phẩm cây giống, chiếm 12,5%, còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Bến Tre.

Thời gian qua, ngành chức năng Tiền Giang đã tập trung quản lý và phát triển giống cây ăn trái. Dẫu vậy, quá trình quản lý phát sinh nhiều hạn chế. Cụ thể, các cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng chưa tuân thủ các quy định về buôn bán giống như nhãn mác, gốc ghép, mắt ghép… Có tình trạng các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống chưa được công nhận lưu hành và công nhận lưu hành đặc biệt. Giống cây trồng không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường còn khá phổ biến.

Để đảm bảo chất lượng giống cây trồng, tỉnh Tiền Giang đã triển khai 15 lớp tuyên truyền về các quy định pháp luật liên quan tới giống cây trồng cho 972 cá nhân cũng như các tổ chức tham gia sản xuất, buôn bán giống cây trồng. Bên cạnh đó, Sở NN-PTNT đã tham mưu HĐND tỉnh Tiền Giang ban hành Nghị quyết 12 ngày 8/7/2022 về việc quy định nội dung hỗ trợ, mức chi hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2022 – 2030.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email