Tuesday, May 14

R.E.P Biotech và những đóng góp tâm huyết với ngành chăn nuôi

Thành công trong giám sát lưu hành virus Tembusu trên vịt

Ngành chăn nuôi Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, cả về số lượng, sản lượng và năng suất. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đã đạt được, ngành chăn nuôi cũng đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực, trong đó thách thức lớn nhất là dịch bệnh ngày một phức tạp.

Với mong muốn đóng góp cho nền chăn nuôi nước nhà những giải pháp kiểm soát an toàn sinh học, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã nghiên cứu cho ra đời nhiều sản phẩm Probiotic, dinh dưỡng – bổ sung, thuốc thú y cho vật nuôi và các chương trình tầm soát, xét nghiệm giải quyết lỗ hổng rủi ro dịch bệnh ngành chăn nuôi.

Trung tâm Nghiên cứu - Phân tích - Xét nghiệm - Tầm soát nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác khách hàng lớn sau chỉ gần 2 năm đi vào hoạt động. Ảnh: Phương Thảo.

Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác khách hàng lớn sau chỉ gần 2 năm đi vào hoạt động. Ảnh: Phương Thảo.

Một trong số thành công đó là ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt, được R.E.P Bitotech công bố trên thị trường chăn nuôi mới đây.

Với thành công nghiên cứu và ứng dụng thành công phản ứng này vào thực tế, R.E.P Biotech đã trở thành đơn vị tiên phong đầu tiên ở Việt Nam đưa ra giải pháp giúp bà con chăn nuôi phát hiện và kiểm soát dịch bệnh Tembusu – một loại virus mới gây nhiều thiệt hại kinh tế nghiêm trọng bệnh giảm đẻ, lật ngửa trên vịt.

Thực hiện HI phát hiện kháng thể Tembusu trên vịt được thực hiện qua 5 bước, gồm: Chuẩn bị hồng cầu ngỗng, chuẩn độ kháng nguyên virus Tembusu, xử lý mẫu huyết thanh, thực hiện phản ứng HI và phân tích kết quả.

Các chuyên gia trong phòng thí nghiêm của R.E.P Labs đã tiến hành kiểm nghiệm độ đặc hiệu của phản ứng bằng cách làm thí nghiệm đồng thời với các virus gây bệnh Newcastle và hội chứng giảm đẻ. Kết quả cho thấy không gây phản ứng chéo với virus gây bệnh Newcastle (NDV) và virus gây hội chứng giảm đẻ ở gia cầm (EDS). Và phản ứng HI của Tembusu đặc hiệu với NDV và EDS.

Phản ứng HI của R.E.P Labs được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá miễn dịch chống lại các virus gây ngưng kết hồng cầu. Theo tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam, phản ứng HI đã được chỉ định để chẩn đoán các bệnh do virus có khả năng gây ngưng kết hồng cầu thường gặp trên gia cầm, thủy cầm như: Newcastle, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ (EDS) trên gà.

Trong bối cảnh chưa có công bố chính thống về loại vacxin phòng bệnh Tembusu, nghiên cứu của Trung tâm R.E.P Labs đã giúp bà con chăn nuôi, các trang trại bảo vệ và kiểm soát được dịch bệnh an toàn ở đàn vật nuôi, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Ứng dụng HI đã được R.E.P Biotech công bố trên thị trường vào ngày 8/9/2023 vừa qua, tại Hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp”.

Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), lãnh đạo và hội viện của Hội Chăn nuôi Việt Nam, chuyên gia kỹ thuật đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành chăn nuôi, thú ý và đông đảo bà con chăn nuôi từ các trang trại quy mô lớn.

Tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi – ông Phạm Kim Đăng đánh giá cao việc R.E.P Biotech nghiên cứu phát triển thành công ứng dụng HI trong chăn nuôi, thú y, khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt, là tiền đề cho việc chủ động sản xuất.

Hội thảo khoa học 'Tembusu - Thách thức và Giải pháp' ngày 8/9 công bố ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt. Ảnh: Phương Thảo.

Hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp” ngày 8/9 công bố ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt. Ảnh: Phương Thảo.

Ông Phạm Kim Đăng cho rằng, sáng kiến tổ chức hội thảo khoa học về thách thức và giải pháp của Tembusu là rất cần thiết. Vì bệnh khá mới, trên đối tượng thủy cầm là một trong những đối tượng quan trọng của ngành, gây ảnh hưởng to lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt.

Bên cạnh đó, R.E.P Biotech cũng nhận được nhiều câu hỏi quan tâm của các Trung tâm, các Viện nghiên cứu, các hộ chăn nuôi đang gặp phải bệnh Tembusu.

Các chuyên gia của Trung tâm R.E.P Labs tại hội thảo đã giải đáp thắc mắc và hỗ trợ những người chăn nuôi Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng HI ngăn chặn kịp thời hậu quả của dịch bệnh Tembusu.

Đầu tư R.E.P Labs với mục tiêu vá lỗ hổng rủi ro an toàn sinh học

Được thành lập từ năm 2004 đến nay, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P (R.E.P Biotech JSC) lựa chọn công nghệ sinh học làm lĩnh vực hoạt động chính, tạo dựng thương hiệu vững vàng trên thị trường chăn nuôi qua các kênh phân phối.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bao gồm đội ngũ kỹ sư công nghệ sinh học, kỹ sư chăn nuôi, nhân viên chuyên môn nhiều kinh nghiệm, R.E.P Biotech nghiên cứu, sản xuất và phân phối nhiều dòng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi, nâng cao năng suất.

Qua gần 20 năm tồn tại, R.E.P Biotech trải qua nhiều dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành và phát triển. Hai nhà máy của R.E.P lần lượt đi vào hoạt động năm 2011 và năm 2022.

Nhà máy thứ hai của R.E.P Biotech tại KCN Nhơn Trạch 3 - Đồng Nai với tổng đầu tư hơn 7 triệu USD. Ảnh: R.E.P.

Nhà máy thứ hai của R.E.P Biotech tại KCN Nhơn Trạch 3 – Đồng Nai với tổng đầu tư hơn 7 triệu USD. Ảnh: R.E.P.

Nhà máy thứ hai của R.E.P Biotech tại KCN Nhơn Trạch 3 – Đồng Nai được đầu trang thiết bị hiện đại, có diện tích 9.000m2, tổng đầu tư hơn 7 triệu USD, với công suất dự kiến 25.000 tấn/năm.

Đặc biệt, năm 2022, R.E.P Bitotech đã cho ra mắt Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát, đạt chứng nhận ISO/IEC 17025:2017.

Với tiêu chí “Giải pháp cho chăn nuôi sạch – an toàn – bền vững”, R.E.P labs đã được Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) trao quyết định công nhận tiến bộ kỹ thuật cho R.E.P Biotech vào năm 2019.

Tâm niệm R.E.P Biotech là niềm mong đợi cho mục tiêu đóng góp những gì tốt đẹp nhất cho nền chăn nuôi nước nhà, ông Ngô Quốc Cường, CEO/Founder R.E.P Bitotech chia sẻ, ngay từ đầu thành lập, R.E.P đã hình thành cho mình một sứ mệnh là tạo ra sản phẩm mang giá trị đầu tư và mang tính thời đại.

Từ giá trị đó, ông Ngô Quốc Cường cho biết, R.E.P Biotech quyết định đầu tư vào Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát. Trong quá trình hình thành và phát triển, ông nhận ra rằng, Việt Nam muốn tiến đến nền chăn nuôi hạn chế và không sử dụng kháng sinh nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao, điều kiện tiên quyết là cần tầm soát được an toàn sinh học.

“Với tầm nhìn đó, R.E.P Labs ra đời nhằm giúp bà con, các trang trại chăn nuôi kiểm soát được an toàn sinh học, ngăn chặn dịch bệnh. Đây là cơ sở để nền chăn nuôi Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tới nhiều thị trường khó tính”, ông Ngô Quốc Cường nhấn mạnh.

Nhiều thiết bị hiện đại được trang bị tại R.E.P Labs. Ảnh: Phương Thảo.

Nhiều thiết bị hiện đại được trang bị tại R.E.P Labs. Ảnh: Phương Thảo.

Chia sẻ rõ hơn về 3 trọng tâm hoạt động của R.E.P Labs, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R.E.P cho biết, ưu tiên hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu là tạo ra những sản phẩm dinh dưỡng nhằm nâng cao năng suất, tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, góp phần giảm thiểu và tiến đến nền chăn nuôi không kháng sinh.

Trọng tâm thứ hai là kiểm nghiệm các sản phẩm dùng trong chăn nuôi. Thứ ba là xét nghiệm tầm soát, tìm ra tác nhân gây bệnh và xử lý trước khi nó trở thành tác nhân gây bệnh cho vật nuôi.

Tính đến nay, R.E.P Labs ngoài chức năng chính là nghiên cứu sản phẩm, các công trình khoa học thì còn bao gồm các dịch vụ: Phân tích, Xét nghiệm và Tầm soát. Hiện tại trung tâm nghiên cứu của R.E.P labs đang nhận được sự tin tưởng của nhiều đối tác khách hàng lớn sau chỉ gần 2 năm đi vào hoạt động.

R.E.P Labs trở thành địa chỉ được nhiều khách hàng tin tưởng bởi kết quả bảo mật – nhanh chóng – chính xác – trung lập và sự hỗ trợ chuyên nghiệp nhiệt tình của đội ngũ.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P

Năm 2004, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P chính thức được thành lập.

Năm 2011, R.E.P xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất Probiotic tại TP Thủ Đức, TP HCM.

Năm 2014, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm dinh dưỡng miễn dịch cho vật nuôi.

Năm 2020, tái cấu trúc tổng công ty R.E.P Biotech với 4 công ty thành viên: R.E.P Trade, NUTRI Plus, R.E.P Aqua, An Bình và đạt Danh hiệu sản phẩm vàng chăn nuôi.

Năm 2022, nhà máy thứ hai của R.E.P Biotech đi vào hoạt động tại tại KCN Nhơn Trạch 3 – Đồng Nai và đạt được nhiều chứng nhận quan trọng.

Cũng trong năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu – Phân tích – Xét nghiệm – Tầm soát R,E.P ra đời, đạt chứng nhận ISO/IEC 17025:2017.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email