Thursday, April 25

NPK hòa tan Sitto Fopro mang lại giải pháp chăm sóc thanh long hiệu quả

Vườn thanh long được duy trì chăm sóc. Ảnh: Gia Phú.

Vườn thanh long được duy trì chăm sóc. Ảnh: Gia Phú.

Thanh long là một trong những cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và rải rác ở một số tỉnh thành khác. Thanh long đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu quả tươi của Việt Nam với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, từ việc thực hiện nhiều chính sách phòng chống dịch và đồng thời Trung Quốc cũng tăng cường thực hiện tiêu chuẩn nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu. Chính điều này khiến cho nhiều mặt hàng nông sản trong đó có thanh long gặp khó, liên tục rớt giá.

Thời gian qua giá quả thanh long liên tục xuống thấp, trong khi chi phí sản xuất tăng từ giá cả vật tư nông nghiệp đến nhân công đã khiến cho người trồng thanh long thua lỗ, hết vốn. Nhiều người phải chọn giải pháp chuyển đổi sang cây trồng khác, một số bỏ hoang vườn không chăm sóc dẫn đến diện tích trồng thanh long giảm mạnh trong thời gian gần đây.

Sản xuất với chi phí đầu tư quá lớn từ việc chong đèn xử lý rải vụ trong năm, giá vật tư nông nghiệp tăng cao và việc tiêu thụ trái thanh long không ổn định. Vì vậy, việc duy trì và phát triển cây thanh long vùng chuyên canh, giảm chi phí, thu nhập ổn định là vấn đề chúng ta cần quan tâm.

Thanh long giai đoạn nụ - trái xanh sử dụng Sitto Fopro 20-20-20+TE và Amine + Sitto Gum-Boro định kỳ 7 ngày/lần. Ảnh: Gia Phú.

Thanh long giai đoạn nụ – trái xanh sử dụng Sitto Fopro 20-20-20+TE và Amine + Sitto Gum-Boro định kỳ 7 ngày/lần. Ảnh: Gia Phú.

Thời gian qua, Công ty Sitto Việt Nam vẫn luôn đồng hành và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cho bà con nông dân trồng thanh long ở các tỉnh như: Tiền Giang, Long An và Bình Thuận… trong việc chăm sóc duy trì vườn, chăm sóc dây, nuôi hoa, nuôi trái với chi phí thấp nhất.

Mô hình chăm sóc cây thanh long theo hướng tiết kiệm thông qua hệ thống tưới, phun sương giúp cây có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và cung cấp kịp thời dinh dưỡng theo từng giai đoạn, cây phát triển tốt, trái phát triển đều, mẫu mã đẹp và cân nặng tốt hơn cách bón phân thông thường.

Sau khi thu hoạch thanh long, việc đầu tiên là bón phân, cắt cành bệnh, ngắt nụ giúp cây sinh trưởng to khỏe, mập dây, cứng dây.

Bước 1: Điều chỉnh cân bằng pH đất, phục hồi rễ bằng Ultra-Green và Sitto Humic Total hoặc Sitto Fulvix qua hệ thống tưới. Liều lượng 4 lít Ultra-Green + 0,5 kg Sitto Fulvix hoặc 1 kg Sitto Humic Total pha với 800-1.000 lít nước tưới 400 trụ.

Bước 2: Phục hồi chất đất bằng phân hữu cơ Sitto Phat (Uro-1) và Sitto-V Camix theo tỉ lệ 100 kg Uro-1 + 5 kg Camix, bón quanh gốc.

Bước 3: Phục hồi dây, tích lũy tạo mầm, tưới Sitto Fopro 10-52-10+TE qua hệ thống. Liều lượng 1-1,5 g/lít hoặc 20-30 g/gốc/lần tưới. Phun sương lên dây 20 g cho bình 16 lít.

Thanh long giai đoạn chuyển mình sử dụng Sitto Fopro 12-3-43+TE và Amine + Sitto Gum-Boro định kỳ 7 ngày/lần. Ảnh: Gia Phú.

Thanh long giai đoạn chuyển mình sử dụng Sitto Fopro 12-3-43+TE và Amine + Sitto Gum-Boro định kỳ 7 ngày/lần. Ảnh: Gia Phú.

Thắp đèn cho thanh long, còn tùy thuộc vào giống cây (ruột trắng hay ruột đỏ), thời điểm, thời tiết và kinh nghiệm. Số giờ thắp trong đêm (8-10 giờ). Số đêm thắp tuỳ thuộc vào thời tiết để điều chỉnh số đêm thắp cho phù hợp (15-25 ngày).

Ngắt đèn chờ ra nụ, thời điểm ngắt đèn cần quan sát hình thái cây, dấu hiệu đủ điều kiện ngắt đèn như dây mềm, mắt mầm sưng. Thời gian ngắt đèn đến ra nụ từ 7-10 ngày.

Còn vào thời điểm thanh long ra hoa và hình thành quả, cần bón phân nuôi hoa (tưới và phun). Phòng trừ sâu bệnh và côn trùng gây hại cho nụ hoa. Chăm sóc giai đoạn nụ trái xanh, đặc biệt thời điểm này tưới Sitto Fopro 20-20-20+TE. Liều lượng 1-1.5 g/lít hoặc 20-30 g/gốc/lần tưới. Còn phun sương lên nụ, hoa và trái theo tỷ lệ: 20 ml Amine + 20 ml Sitto Gum-Boro + 20g Sitto Fopro 20-20-20+TE cho bình 16 lít nước. Định kỳ 7-10 ngày/lần.

Ở giai đoạn chăm sóc trái già và chín, nhà vườn chọn sản phẩm Sitto Fopro 12-3-43+TE tưới theo liều lượng 1-1.5 gram/lít hoặc 20-30 gram/gốc/lần tưới. Phun sương lên trái: 20 ml Amine + 20 ml Sitto Gum-Boro cho bình 16 lít nước, cứ định kỳ từ 7-10 ngày/lần.

Thanh long giai đoạn chín và gần thu hoạch sử dụng Sitto Fopro 12-3-43+TE. Ảnh: Gia Phú.

Thanh long giai đoạn chín và gần thu hoạch sử dụng Sitto Fopro 12-3-43+TE. Ảnh: Gia Phú.

Khi áp dụng bón phân qua hệ thống tưới sẽ tiết kiệm được 80% công tưới so với công tưới truyền thống. Phân bón tiết kiệm được khoảng 80% lượng phân và 40% giá thành vì phân bón được cung cấp thường xuyên qua hệ thống tưới nên không bị bốc hơi, thấm lậu, rửa trôi. Hiệu quả hấp thụ phân bón lên đến 80% so với bón phân hạt là 40%, từ đó giúp giảm công lao động và chi phí đi bón phân hạt.

Bảng so sánh chi phí sử dụng phân bón NPK hòa tan Sitto Fopro với phân hạt thông thường (áp dụng cho 400 trụ thanh long).

Phân bón NPK hoà tan Sitto Fopro

Phân hạt thông thường

Nuôi hoa – trái xanh

Trái xanh – chín

Nuôi hoa – trái xanh

Trái xanh – chín

Sản phẩm sử dụng

Sitto Fopro

20-20-20+TE

Sitto Fopro

12-3-43+TE

NPK 15-15-15

NPK 15-5-35

Số lần sử dụng

Lượng sử dụng/lần

20 kg

20 kg

250 kg

250 kg

Giá thành/bao

1.420.000

1.320.000

900.000

900.000

Thành tiền

2.840.000

2.640.000

4.500.000

4.500.000

Tổng chi phí

5.480.000

9.000.000

Chênh lệch

40% giá thành và 80% lượng phân sử dụng

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email