Monday, May 6

Kỹ thuật sạ khô trong canh tác lúa vụ mùa

Cần san phẳng mặt ruộng trước khi xạ khô.

Cần san phẳng mặt ruộng trước khi xạ khô.

Nước sử dụng trong canh tác lúa sạ khô chủ yếu là nước mưa (nước trời) trong suốt chu kỳ sinh trưởng của lúa. Chỉ tưới bổ sung khi gặp hạn hay ở những giai đoạn cực trọng của cây lúa cần phải có nhiều nước mà thôi.

Kỹ thuật sạ khô hiện nay đang phát triển nhanh tại nhiều nước trồng lúa trên thế giới do có những ưu điểm sau:

Giảm lượng nước làm đất khoảng 40% so với sạ ướt, giảm công lao động đến 60% so với cấy, phù hợp với thực trạng thiếu nước do biến đổi khí hậu và thiếu lao động nông nghiệp như hiện nay.

Ngoài ra, sạ khô còn tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất và thích hợp cho việc cơ giới hóa. Chi phí thấp hơn nhưng năng suất không thua các kiểu canh tác khác nếu quản lý tốt cỏ dại tốt. Giảm phát thải khí nhà kính và thích hợp luân canh với cây trồng cạn.

Làm đất

Cày xới: Sau khi thu hoạch lúa, lúc đất còn ẩm, cày xới 1-2 lần để nhử cỏ lên rồi diệt bằng biện pháp làm đất hay dùng thuốc diệt cỏ.

San phẳng mặt ruộng: Sau khi làm đất cần san phẳng mặt ruộng để gia tăng hiệu quả sử dụng nước và phân bón.

Giảm chua cho đất: Bón phân lót lúc làm đất để giảm chua như vôi: 200-300 kg/ha; hay Đầu Trâu Mặn phèn: 50-100 kg/ha; hoặc lân nung chảy: 300-400kg/ha.

Diệt cỏ dại đầu vụ: Nếu sạ giống đã ủ nảy mầm cho nền đất ẩm có thể dùng thuốc cỏ tiền nảy mầm. Còn như sạ giống chưa nảy mầm thì phun thuốc “diệt cỏ không chọn lọc” khoảng 5 ngày trước gieo sạ.

Lúa sạ khô theo hàng và theo cụm.

Lúa sạ khô theo hàng và theo cụm.

Chọn giống và xử lý giống

Chọn giống: Không chọn giống quá dài ngày có thể bị thiếu nước cuối vụ. Nên chọn giống khoảng 100 ngày và giống có khả năng nhảy chồi sớm để lấn cỏ. Ở tỉnh Tây Ninh, giống OM18 và OM5451 được nông dân chọn trồng.

Ngâm ủ giống: Nếu sạ lúa trên nền đất khô thì không ngâm ủ giống. Còn gieo sạ trên nền đất ẩm (nhờ mưa hay bơm nước) nên ngâm giống 10-12 tiếng và ủ thêm 8-12 tiếng để lúa phát triển nhanh sau khi sạ. Lưu ý: Không nên sạ giống đã nảy nầm trên nền đất khô.

Xử lý giống: Nên xử lý giống với thuốc trừ nấm và côn trùng ở những nơi có áp lực sâu bệnh. Có thể ngâm giống với dung dịch ZnSO43% kể cường sức hạt giống.

Gieo sạ

Mật độ gieo sạ: Ở những nơi có nhiều cỏ dại, có thể sạ từ 120-150 kg giống/ha để lấn cỏ. Một số nơi ở Trung Quốc sạ gần 200kg/ha.

Cách sạ: Thông thường giống được sạ lan bằng tay hay máy. Tuy nhiên nên sạ máy theo hàng và cụm (25cm x 15cm x 4-5 hạt/cụm) để dễ làm cỏ.

Độ sâu gieo sạ: Gieo sạ cạn 1-2cm giúp lúa nảy mầm tốt. Không nên sạ sâu hơn 3 cm vì sạ càng sâu, khả năng nảy mầm càng giảm.

Tuy nhiên gieo sạ cạn, khi lúa bị hạn đầu vụ thiếu nước sẽ chết nhiều. Trường hợp cần gieo sạ sâu, phải chọn giống phù hợp. Có giống không nảy mầm khi gieo sâu 5cm, nhưng ngược lại cũng có giống nảy mầm gần như bình thường ở độ sâu đến 7cm.

Bộ ba sản phẩm phân bón Đầu Trâu giúp tăng năng suất lúa vượt trội.

Bộ ba sản phẩm phân bón Đầu Trâu giúp tăng năng suất lúa vượt trội.

Bón phân

Do sau khi sạ khô, lúa được canh tác, chăm sóc theo kiểu lúa nước. Vì vậy, nên bón phân theo “Quy trình canh tác lúa thông minh” đã được được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận như sau:

Bón phân lót: Lúc làm đất bón 50-100 kg Đầu Trâu Mặn Phèn.

Bón phân thúc lần 1: lúc 8-10 ngày sau sạ bón 120 kg/ha Đầu Trâu TE A1

Bón phân thúc lần 2: lúc 18-22 ngày sau sạ bón 150 kg/ha Đầu Trâu TE A1

Bón phân đón đòng: khi lúa có tim đèn 1 ly (khoảng 45 ngày sau sạ cho lúa 100 ngày) bón 100kg/ha Đầu Trâu TE A2 hoặc Đầu Trâu 999TVL. Có thể bổ sung thêm kali khi lúa được trồng luân canh với khoai mì.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email