Thursday, May 2

Hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển trong sản xuất hữu cơ

Phân bón Văn Điển là một trong những lựa chọn phù hợp, hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Video: Vandienfmp.vn.

Một số điều kiện lưu ý khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài đều cần các sản phẩm rau màu sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP), hữu cơ, đảm bảo các chỉ tiêu về lý, hóa học, vi sinh vật trong sản phẩm không gây hại cho sức khỏe con người.

Hiện nay, các địa phương ở khu vực phía Bắc đã và đang tổ chức sản xuất rau màu hàng hóa theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững. Do đó, quy trình canh tác cây rau màu vụ đông phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật.

Về chọn đất, thường sử dụng đất sau thu hoạch lúa mùa có ưu điểm thời gian ngập nước do canh tác lúa nên các keo đất liên kết trở lại tạo điều kiện giữ phân, giữ nước tưới cho vụ đông.

Tuy niên, tính chất nông học của đất bộc lộ nhiều nhược điểm. Độ chua cao do cây trồng vụ trước sử dụng hết, gốc rễ cây lúa cũng để lại sản phẩm chua khi phân hủy như: H2S, CH4…

Trong đất nghèo kiệt các loại dinh dưỡng như: Lân, magie, silic, nếu canh tác không bổ sung vi lượng vào đất thì rau màu yếu phát sinh sâu bệnh hại, điều đó dẫn đến phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Những chân đất chuyên trồng màu, cây trồng vụ đông thì phải xử lý đất bằng vôi, thuốc sinh học để diệt trừ nấm bệnh ký sinh sau đó mới gieo trồng.

Về nước tưới, quy trình canh tác vụ đông cần chủ động nguồn nước sạch, giếng khoan, nước máy… đủ tiêu chuẩn tưới cho vùng rau màu chuyên canh.

Các vùng trồng chuyên canh cây rau màu theo hướng hữu cơ gồm cây trồng chủ lực như khoai tây, ớt, cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ, rau ăn lá các loại... đã sử dụng chủ yếu phân bón Văn Điển phối hợp với phân hữu cơ. Ảnh: VADFCO.

Các vùng trồng chuyên canh cây rau màu theo hướng hữu cơ gồm cây trồng chủ lực như khoai tây, ớt, cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ, rau ăn lá các loại… đã sử dụng chủ yếu phân bón Văn Điển phối hợp với phân hữu cơ. Ảnh: VADFCO.

Lựa chọn phân bón sản xuất rau màu theo hướng hữu cơ, bền vững

Phân bón là một biện pháp quan trọng nhất trong chuỗi các biện pháp canh tác sản xuất rau màu theo hướng hữu cơ, an toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng chính cho cây rau màu để sản phẩm ra sản phẩm chất lượng, an toàn phải lựa chọn loại phân bón không có chất hóa học.

Phân bón được chia thành ba nhóm chính:

Nhóm phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, gồm phân hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân gia cầm, phân rơm rạ, lá cây ủ hoai mục. Phân hữu cơ truyền thống còn rất hạn chế, hầu hết chưa đáp ứng được nhu cầu của canh tác rau màu hữu cơ.

Vai trò chủ yếu củ phân hữu cơ là tạo tơi xốp, thông thoáng, tạo mùn cho đất. Phân hữu cơ vi sinh vai trò cũng tương tự như phân hữu cơ chỉ có khác là có nhiều chủng loại vi sinh vật cấy vào sản phẩm hữu cơ để nhanh phân hủy tạo mùn cho đất.

Nhóm phân hóa học, gồm các loại phân khi sản xuất có thành phần hóa chất làm nguyên liệu hoặc dùng hóa chất tác động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm phân bón. Đạm u rê, đạm sunpat (SA); DAP; Supe lân, kali clorua, các loại NPK thông thường.

Trong quy trình canh tác rau màu hữu cơ, an toàn, cần hạn chế tối đa nhóm phân bón hóa học, vì sử dụng sẽ tồn dư một lượng hóa chất trong sản phẩm không đạt tiêu chuẩn rau màu sạch.

Nhóm phân khoáng thiên nhiên, hiện nay trong sản xuất rau màu hữu cơ, an toàn theo VietGAP phổ biến đang sử dụng một số loại phân khoáng hoàn toàn không có yếu tố hóa học.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân khoáng đa dinh dưỡng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Ảnh: VADFCO.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân khoáng đa dinh dưỡng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Ảnh: VADFCO.

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân khoáng đa dinh dưỡng. Loại phân này được sản xuất bằng công nghệ nhiệt nung phân giải quặng Apatit và sepentin mang các chất lân, canxi, magie, silic, vi lượng tự nhiên ở nhiệt độ 15000C, sau đó làm lạnh đột ngột, biến chất lân, vôi, magie, silic, vi lượng từ dạng khó tiêu trong quặng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng.

Trong quá trình sản xuất phân lân nung chảy Văn Điển tuyệt đối không dùng hóa chất. Thành phần dinh dưỡng chính gồm: P2O5 hữu hiệu từ 15 – 19% còn có vôi (CaO 24 – 32%); magie (MgO 15 – 18%); Silic (SiO2 24 – 32%) và 6 loại chất vi lượng: Bo, kẽm, mangan, sắt, đồng, coban.

Tổng thành phần thiết yếu cho cây tới 97 – 98% lân nung chảy Văn Điển được sử dụng trong quy trình canh tác rau màu hữu cơ.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển được sản xuất từ lân Văn Điển (Đa yếu tố dinh dưỡng), được phối hợp với lượng vừa đủ đạm urê và kaliclorua.

Trên dây chuyền hiện đại, Văn Điển sản xuất ra các dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK cho các loại cây trồng trong đó có cây trồng rau màu vụ đông của các vùng chuyên canh sản xuất rau màu hữu cơ, an toàn, bền vững ở khu vực phía Bắc vụ đông 2023 điển hình như sau:

NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O = 7%; K2O = 3%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%. Vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O = 8%; K2O = 4%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%. Vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S = 2%. Vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O = 3%; K2O = 10%; CaO = 4%; MgO = 2%; SiO2 = 2%; S = 1%. Vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

NPK 14.6.8 có thành phần dinh dưỡng: N = 14%; P2O = 6%; K2O = 8%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S = 2%. Vi lượng: Bo, Zn, Mn, Fe, Cu, Co…

Hướng dẫn sử dụng phân bón Văn Điển cho cây rau màu

Hai nhóm cây trồng chính trong vụ đông gồm nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, đậu tương… nhóm cây ưa lạnh như khoai tây, cà rốt, bắp bải, su hào, súp lơ, các loại rau ăn lá và hành tỏi.

Các vùng trồng chuyên canh cây rau màu theo hướng hữu cơ gồm cây trồng chủ lực như khoai tây, cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ, rau ăn lá các loại… đã sử dụng chủ yếu phân bón Văn Điển phối hợp với phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh cho kết quả tốt đạt tiêu chuẩn rau, củ, quả hữu cơ, an toàn (VietGAP).

Bón phân Văn Điển cho cây khoai tây:

Các vùng trồng khoai tây theo hướng hữu cơ như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh… Sử dụng phân hữu cơ hoai mục 4 – 5 tạ/sào (360m2) + 15kg lân Văn Điển + 12 – 15 kg 10.7.3 hoặc dùng NPK 8.8.4 Bón lót trước khi đặt củ giống.

Bón thúc bằng phân NPK 12.5.10 hoặc dùng NPK 13.3.10 lượng bón 20 – 25 kg/sào chia bón làm 2 đợt. Đợt 1 khi cây cao 15 – 20 cm, đợt 2 bón sau trồng 40 – 45 ngày, các đợt bón thúc kết hợp vun đất cao luống và tưới ẩm.

Bón phân Văn Điển cho cây ngô:

Sử dụng 15 – 20 kg lân Văn Điển + 10 – 12 kg NPK 10.7.3 hoặc NPK 8.8.4 + Phân hữu cơ bón lót vào rạch luống hoặc hốc phủ lớp đát mỏng sau đó tra hạt mầm.

Khi ngô có 4 – 5 lá sử dụng 12 – 13 kg/ sào NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 bón thúc đợt 1. Đợt 2 bón khi ngô bắt đầu xoáy nõn sử dụng NPK 13.3.10 lượng bón 12 – 13 kg/sào kết hợp vun cao luống.

Tất cả các vùng chuyên canh trồng rau màu vụ đông sử dụng khép kín phân bón Văn Điển màu sắc đặc trưng của lá xanh sáng bóng, bản lá dày, ngọn nở. Ảnh: VADFCO.

Tất cả các vùng chuyên canh trồng rau màu vụ đông sử dụng khép kín phân bón Văn Điển màu sắc đặc trưng của lá xanh sáng bóng, bản lá dày, ngọn nở. Ảnh: VADFCO.

Bón phân Văn Điển cho cây cà rốt:

Sau khi lên luống sử dụng 200 – 300 kg phân hữu cơ hoai mục + 15 – 20kg lân Văn Điển + 4 – 5 kg/ sào NPK 10.7.3 rắc đều trên mặt luống hoặc rắc theo đường kể để gieo hạt trên mặt luống trộn đều đất với phân.

Khi cây có lá thật sử dụng 4 – 5 kg/sào NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 pha loãng phân tưới đều cho cây, khi cây có 3 – 4 lá thật sử dụng NPK 13.3.10 từ 6 – 7kg/sào bón vào rạch hàng cây bón xa gốc rồi tưới nước. Khi củ đã hình thành, tiến hành bón NPK 13.3.10 lượng bón 6 – 7 kg/sào. Có thể hòa loãng phân đến tưới.

Bón phân Văn Điển cho bắp cải, su hào, súp lơ:

Đối với cây su hào, phân hữu cơ hoai mục 300 – 400 kg/sào + 15kg lân Văn Điển + 12 – 14 kg NPK 10.7.3 bón toàn bộ phân, trộn đều với đất trên mặt luống trước khi trồng cây con.

Khi cây con bén rễ thì dùng phân NPK 12.5.10 hoặc NPK 14.6.8 pha loãng tưới, cứ một tuần tưới một lần và kết thúc trước 10 ngày trước thu hoạch, lượng phân thúc cho suốt quá trình sinh trưởng cảu cây từ 15 – 20 kg/sào NPK 12.5.10 hoặc dùng NPK 14.6.8.

Đối với cây bắp cải, súp lơ, sử dụng p hân hữu cơ hoai mục từ 300 – 400 kg/sào + 15 – 20 kg lân Văn Điển + 10 – 12 kg NPK 8.8.4 hoặc NPK 10.7.3, trộn đều các loại phân với đất trên mặt luống trước khi trồng cây con, khi cây con bén rễ dùng NPK 14.6.8 hoặc NPK 13.3.10 hòa loãng nước tưới.Khi

trải lá bàng sử dụng 8 – 10 kg/sào NPK 13.3.10 bón trực tiếp xa gốc 8 – 10 cm sau đó tưới nước. Sau 40 – 45 ngày trồng cây bắt đầu cuốn bắp, sử dụng 6-8 kg/sào NPK 13.3.10, rải phân vào rạch luống xa gốc 10 – 15 cm, tưới nước.

Đối với cây súp lơ, sử dụng phân bón Văn Điển như sau: Sau khi lên luống sử dụng 300 – 400 kg/sào phân hữu cơ hoai mục + 15 – 20cm lân Văn Điển + 8 – 10kg/NPK 8.8.4 hoặc NPK 10.7.3.

Trộn đều các loại phân với đất mặt luống trước khi trồng cây con, sau trồng khoảng 10 ngày sử dụng 6 – 8 kg/NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 bón trực tiếp lên rạch luống xa gốc 10 – 12 cm tưới nước cho phân tan cây dễ hấp thụ, sau trồng 40 ngày bón thúc tiếp đợt 2, lượng bón 6 – 8 kg/sào NPK 13.3.10 hoặc dùng NPK 14.6.8 rải phân lên rạch xa gốc 10 – 15cm hoặc hòa loãng phân tưới

Bón phân Văn Điển cho cây bí xanh:

Sử dụng phân hữu cơ hoai mục 300 – 400 kg/sào + 15 – 20 kg lân Văn Điển + 10 – 12 kg/sào NPK 10.7.3 hoặc NPK 8.8.4, toàn bộ phân hữu cơ, lân Văn Điển và NPK Văn Điển bón đều vào lớp đất mặt luống trước khi gieo hạt mầm hoặc cấy cây con.

Khi cây có 2 lá thật, sử dụng phân NPK 13.3.10 hoặc NPK 12.5.10 pha loãn tưới và bón cho cây (bón xa gốc) kết hợp vun nhẹ vào gốc. Bón thúc lần 2 khi cây có 5 – 6 lá thật xới nhẹ đất sử dụng 10 – 12 kg/ sào NPK 13.3.10 bón quanh gốc.

Khi cây leo giàn ra tua thì bón lần 3, lượng bón 12 – 15 kg/sào NPK 13.3.10 bón quanh gốc xa gốc 15 – 20 cm, tưới ẩm cho phân tan cây dễ sử dụng.

Tất cả các vùng chuyên canh trồng rau màu vụ đông sử dụng khép kín phân bón Văn Điển màu sắc đặc trưng của lá xanh sáng bóng, bản lá dày, ngọn nở, vỏ thân, cành, gân lá nhiều lông gai do phân cung cấp đủ silic, các thành phần dinh dưỡng trong phân đầy đủ nhất, cân đối, đặc biệt một số yếu tố như đạm (N) kali (K), cây trồng sử dụng hết không dư thừa trong sản phẩm, các thành phần dinh dưỡng khac nhau như Lân (P2O5) và vi lượng hoàn toàn vô cơ không có tác nhân hóa học.

Cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe, sức đề kháng sâu bệnh tốt, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất cây trồng đạt cao, chất lượt đạt 100% tiêu chuẩn sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email