Monday, May 6

Bệnh chết cây con dưa hấu

Bệnh chết cây con xảy ra phổ biến ở dưa hấu.

Bệnh chết cây con xảy ra phổ biến ở dưa hấu.

Triệu chứng và tác hại

Bệnh chết cây con (lở cổ rễ) là bệnh khá phổ biến đối với dưa hấu và nhiều loại cây trồng. Bệnh chết cây con đặc biệt phổ biến ở các vùng trồng chuyên canh, hoặc vùng chuyên trồng các cây rau màu trong nhiều năm.

Ở những vùng ẩm thấp, có thời tiết nóng ẩm bệnh thường nặng. Hiện nay, bệnh chết cây con dưa hấu và một số cây rau màu nhiều khi vẫn đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều nhà nông.

Bệnh lở cổ rễ thường phát sinh trong giai đoạn nhỏ của cây, tuy nhiên thường gặp nhất khi cây vừa mới mọc hay mới trồng. Cây đang xanh tươi nhưng bị héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều.

Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây có thể xanh lại nếu bệnh đang nhẹ. Quan sát ở phần thân cây nơi tiếp giáp mặt đất, có thể thấy thân cây bị khô teo tóp lại hoặc bị biến màu và hư thối. Nếu ta không có biện pháp phòng trừ đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây chết từng chòm hay cả vạt, làm mất mật độ cây nghiêm trọng.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh chết cây con dưa hấu thường do nấm Rhizoctonia solani gây ra là chính. Bệnh thường phát sinh phát triển trong các vùng trồng dưa và các cây rau màu.

Hạt giống, cây giống mang mầm bệnh và chưa được xử lý trước gieo trồng. Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn nên bị nén chặt. Đất trũng thấp, ẩm ướt và có nhiều loài sâu hại sống trong đất như bọ nhảy sọc cong bệnh cũng dễ phát sinh phát triển mạnh.

Sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh chết cây con dưa hấu của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn - SPC.

Sản phẩm phòng trị hiệu quả bệnh chết cây con dưa hấu của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn – SPC.

Những biện quản lý có hiệu quả:

Nguyên tắc là cần áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp:

– Vệ sinh tàn dư cây vụ trước. Nếu ruộng thường bị hại, cần xử lý đất trước khi trồng, ví dụ bón vôi bột, cày đất phơi ải nếu có điều kiện trước khi trồng.

– Lên luống cao để đất và ruộng được khô ráo, thoát nước. Không làm đất quá nhỏ, không nén chặt đất khi trồng cây, vì đất dễ bị bí và yếm khí sau khi trồng.

– Bón lót phân chuồng đã được ủ với nấm đối kháng Trichoderma để đất được tơi xốp, thoát nước. Hoặc sử dụng các loại phân vi sinh có chứa nấm đối kháng.

– Sử dụng giống kháng bệnh, giống đã được xử lý trước gieo trồng. Sử dụng hạt giống khỏe ở cơ sở tin cậy để hạn chế nguồn bệnh.

– Khi chăm sóc, tránh làm sây sát và làm đứt rễ.

– Tưới tiêu nước thật tốt, nên tưới theo rãnh, không tưới lên mặt luống, hạn chế để ruộng quá ẩm.

– Khi cây vừa mọc, nếu ruộng đã từng bị bệnh chết cây con nặng thì cần phun phòng ngừa vào phần gốc rễ của cây bằng thuốc SAIPORA SUPER 350SC, sản phẩm của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn – SPC.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email