Sunday, June 11

Thủy sản

Hơn 1.000 tàu cá thuộc diện mất tích sẽ bị xóa đăng ký
Thủy sản

Hơn 1.000 tàu cá thuộc diện mất tích sẽ bị xóa đăng ký

Sẽ xóa đăng ký tàu cá hết hạn Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc phụ trách Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, đơn vị vừa phát thông báo về việc tàu cá thuộc diện mất tích do quá thời hạn nhưng chủ tàu không thực hiện thủ tục đăng ký để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản theo hạn ngạch. Qua rà soát, xác minh, đến cuối tháng 4/2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 1.006 tàu cá hết hạn Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản trên 2 năm, thuộc thuộc diện mất tích sẽ bị xóa đăng ký. Ảnh: Trung Chánh. Theo ông Thao, qua rà soát, xác minh, tính đến ngày 24/4/2023 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 1.006 tàu cá hết hạn Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản trên 2 năm. Trong đó, nhiều nhất là huyện ...
Người nuôi cá nước lạnh điêu đứng vì nắng nóng
Thủy sản

Người nuôi cá nước lạnh điêu đứng vì nắng nóng

Người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa thiệt hại nặng do thời tiết. Ảnh: DH. Tỉnh Lào Cai hiện có 307 cơ sở nuôi cá nước lạnh tập trung chủ yếu ở xã Ngũ Chỉ Sơn (108 cơ sở) và Tả Van (107 cơ sở) ở Sa Pa. Chỉ riêng năm 2022, các cơ sở này cung cấp ra thị trường 655 tấn cá nước lạnh gồm cá hồi và cá tầm. Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19 thị trường phục hồi, giá tăng nhưng sản lượng của người nuôi không cao. Cho đến nay, người nuôi cá nước lạnh lại đối mặt với một nguy cơ khác, hạn hán và nắng nóng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và thu nhập của người nuôi cá. Việc nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa hiện nay chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên trong đó quan trọng là nguồn nước sạch và mát. Chỉ cần một vài yếu tố bất lợi về nhiệt độ, chất lượng nguồn nước, người nuôi cá nước lạnh có thể trắng tay. Tại Là...
Giảm hàng ngàn tấn rác thải nhựa nông nghiệp nhờ nhiều mô hình hay
Thủy sản

Giảm hàng ngàn tấn rác thải nhựa nông nghiệp nhờ nhiều mô hình hay

Hàng ngàn tấn rác thải nhựa phát sinh trong sản xuất nông nghiệp Ngày 31/5, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình đối tác hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) và Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Việt Nam tổ chức hội thảo “Quản lý chất thải nhựa ngành nông nghiệp: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo nhằm thúc đẩy các giải pháp hiệu quả trong giảm thiểu chất thải nhựa ngành nông nghiệp, tập trung vào mô hình thí điểm đã và đang triển khai thực tiễn, giải quyết được vấn đề của địa phương trong cả 3 lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đây là một trong hoạt động của ngành NN-PTNT hưởng ứng kỷ niệm 45 năm ngày Môi trường thế giới năm 2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Hội thảo “Quản lý chất thải nhựa ngành nông nghiệp: Thực trạng v...
Nuôi biển kết hợp du lịch cần cách tiếp cận tổng hợp
Thủy sản

Nuôi biển kết hợp du lịch cần cách tiếp cận tổng hợp

Tiềm năng nuôi biển gắn kết với du lịch Hiện nay ở nước ta, mô hình nuôi biển gắn với du lịch còn khá mới mẻ, một số nơi còn sơ khai. Các trang trại nuôi biển chủ yếu được chọn là điểm dừng chân để phục vụ ăn uống, với các món hải sản tươi sống. Chúng ta chưa có các mô hình thí điểm, chưa có các nghiên cứu và đánh giá khoa học, cũng như thiếu các chính sách và quy định đầy đủ khi hình thành các trang trại nuôi biển có phục vụ du lịch. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và không đảm bảo an toàn để phục vụ hoạt động giải trí trên các trang trại nuôi biển. Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển nuôi biển kết hợp du lịch. Ảnh: K.S. Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260km với nhiều vũng, vịnh, đầm, phá và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ phân bố ở vùng ven bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Các hòn đảo không chỉ ch...
Ô nhiễm môi trường – ‘kẻ thù’ của nuôi biển
Thủy sản

Ô nhiễm môi trường – ‘kẻ thù’ của nuôi biển

Với bờ biển dài, nhiều đậm vịnh, tỉnh Phú Yên đã hình thành nghề nuôi trồng thủy sản từ những năm 1990 và đến nay phát triển khá mạnh với hơn 110.000 lồng nuôi trên diện tích khoảng 1.500 ha mặt nước. Các đối tượng nuôi chính gồm tôm hùm, cá biển các loại với hình thức nuôi chủ yếu bằng lồng, bè kiểu truyền thống. Vùng nuôi trồng thủy sản trên biển ở tỉnh Phú Yên chủ yến gần ven bờ. Ảnh: KS. Vùng nuôi hiện tập trung chủ yếu ở các đầm, vịnh kín sóng gió như: Xuân Đài, Cù Mông (thị xã Sông Cầu), các vùng biển hở ven bờ tại các xã An Ninh Đông, An Hòa Hải và An Chấn (huyện Tuy An) và vịnh Vũng Rô (thị xã Đông Hòa). Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ước gần 17.000 tấn tấn tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tôm hùm nuôi đạt khoảng 1.750 ...
[Bài 5]: Phục hồi loại rong trong sách đỏ ở đảo Lý Sơn
Thủy sản

[Bài 5]: Phục hồi loại rong trong sách đỏ ở đảo Lý Sơn

Bị săn lùng ráo riết vì mức giá 250.000 - 300.000đ/kg Anh Đỗ Anh Duy - cán bộ Viện Nghiên cứu Hải sản - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khả năng trồng phục hồi rong câu chân vịt ở đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi thông tin với tôi rằng, trước đây vùng biển Lý Sơn có nhiều san hô, rong biển, cỏ biển rất đẹp. Nhưng có một giai đoạn chúng bị người dân lặn bắt, đánh mìn, rải chất độc xyanua nên đã suy giảm mạnh, nhiều chỗ chỉ còn là một vùng đáy biển trơ trụi sỏi đá. Chỉ đến khi Khu bảo tồn biển Lý Sơn được thành lập năm 2017, giá trị của hệ sinh thái, của các sinh vật biển mới được phổ biến, giáo dục cho người dân trên đảo. Từ đó ý thức của họ được nâng lên, biết yêu quý, trân trọng hơn những sản vật do thiên nhiên ban tặng. Hiện có một số đề tài phục hồi san hô ở Lý Sơn và mới nhất là phục hồi rong c...
Liên tiếp thả rùa biển quý hiếm về tự nhiên
Thủy sản

Liên tiếp thả rùa biển quý hiếm về tự nhiên

Ông Nguyễn On (thứ 2 từ trái sang) giao cá thể rùa biển cho cơ quan chức năng. Ảnh: Đ.T. Trạm Kiểm soát Biên phòng Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) cùng Chi cục Thủy sản Bình Định vừa tiến hành thả một cá thể rùa biển do ngư dân giao nộp về lại môi trường tự nhiên. Cụ thể, sáng sớm 29/5, ông Nguyễn On (sinh năm 1963) ở khu phố Thiện Chánh 2, phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn, Bình Định), trong lúc đang khai thác thủy sản gần bờ với chiếc xuồng nhỏ thì đánh bắt được cá thể rùa biển, nặng 8,5kg, có mai rộng 40 cm, dài 50 cm. Ông On được biết rùa biển là loài động vật quý hiếm qua công tác tuyên truyền của ngành chức năng, nên ông mang vào bờ giao nộp cho Trạm Kiểm soát Biên phòng Tam Quan. Sau khi tiếp nhận thông tin từ Trạm Kiểm soát Biên Phòng Tam Quan, Chi cục Thủy sản Bình Định cùng chín...
[Bài 4]: Chạy đua với bão giông
Thủy sản

[Bài 4]: Chạy đua với bão giông

Đáy biển chẳng một ngày bình yên Để phục hồi san hô, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản phải đeo khí tài lặn xuống biển, sử dụng búa đóng cố định giá thể bằng đinh bê tông. Tiếp đến họ dùng 2 dây rút nhựa buộc mảnh san hô giống chắc vào giá thể và đinh sao cho chúng có diện tích tiếp giáp lớn nhất với nền đáy. San hô là động vật biển tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ, tiết ra cacbonat calci để tạo bộ xương cứng tuy nhiên chúng lại có nhiều điểm giống thực vật. Khi được cấy xuống đáy biển khoảng 1-2 tháng san hô sẽ dần bám rễ, đâm chồi. Sau đó càng sóng nhồi, sóng giật chúng càng phát triển mạnh, thân hình mập mạp thêm như kiểu được tập gym vậy. Bãi Cả thuộc khu vực Hải Vân - Sơn Chà, tỉnh Thừa Thiên - Huế mùa này biển lặng nhưng cũng có những nơi khác, các nhà khoa học phải tr...
Gỡ ‘thẻ vàng’ của EC: Ngư dân phải chấm dứt xâm phạm vùng biển nước ngoài
Thủy sản

Gỡ ‘thẻ vàng’ của EC: Ngư dân phải chấm dứt xâm phạm vùng biển nước ngoài

Đẩy mạnh tuyên truyền về IUU Ngày 29/5, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tổ chức hội nghị tuyên truyền về biển, đảo; chống khai thác IUU và ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên, ngư dân Nghiệp đoàn nghề cá. Để gỡ thẻ vàng của EC, các chủ tàu cần chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia khai thác thủy sản trên biển. Ảnh: KS. Ông Đỗ Tiến Dũng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam, cho biết hội nghị nhằm tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về chủ quyền biển, đảo; thông tin về tình hình an ninh, an toàn biển, đảo hiện nay, về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Ngoài ra, còn tuyên truyền về trách nhiệm của mỗi cơ quan đơn vị, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng bảo...
[Bài 3]: Biển miền Trung còn lại gì sau hơn 7 năm sự cố Formosa?
Thủy sản

[Bài 3]: Biển miền Trung còn lại gì sau hơn 7 năm sự cố Formosa?

Đoàn các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Hải sản. Ảnh: Công Điền. Bữa cơm vội trên mạn thuyền Từ Hà Tĩnh vào đến Huế người ta chỉ thấy cá chết nổi trắng trên mặt biển nhưng không mấy ai biết ở dưới đáy san hô đã bị chết cỡ 90% ở đầu nguồn và cuối nguồn như bãi Cả của Lăng Cô (Huế) cách Formosa chừng 350 km, khoảng 60% san hô cũng bị chết. Nhiều rạn san hô đã hoàn toàn biến mất. Khi san hô còn sống tạo thành những rạn rộng bát ngát, tuyệt đẹp nhưng khi chết, sóng đánh tan đi như chưa hề tồn tại, chỉ còn trơ lại một bãi cát trụi dưới đáy biển với lớp bụi huyền phù (bụi lơ lửng, kết hợp với các chất hữu cơ) dày cộm. Bài liên quan [Bài 1]: Biển cạn trong ký ức của một ngư dân Sau hơn 7 năm của sự cố Formosa biển của 4 tỉnh miền Trung vẫn bị ảnh hưởng nặng nhưng Viện Nghiên cứu Hải sản chỉ c...