Thursday, May 9

Author: Agrivn.com

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg
Nông sản Việt

Sản xuất trà hoa hồng hữu cơ, bán 1,5 triệu đồng/kg

Mô hình sản xuất hoa hồng và các loại cây dược liệu để chế biến trà, tinh dầu được chị Triệu Thị Loan (ngụ thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) thực hiện từ năm 2019. Nữ chủ vườn cho hay, chị theo học và tốt nghiệp ngành khoa học cây trồng ở Israel và đến năm 2017 trở về quê làm việc cho một công ty chuyên về nông nghiệp ở địa phương. Đến năm 2019, chị Loan quyết định nghỉ việc và bắt tay vào khởi nghiệp với mô hình trồng và sản xuất các loại trà, chiết xuất tinh dầu thảo dược. “Với tổng diện tích 0,7ha (7.000m2), tôi chia thành các phân khu để trồng các loại như hoa hồng, hương thảo, sả, hoa cúc, hoa lài, cỏ ngọt… Tất cả cây trồng đều phải tuyển chọn một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng”, chị Triệu Thị Loan chia sẻ. Để làm được mô hình nông nghiệp an toàn, hướng hữu cơ, gia đình...
Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản
Thủy sản

Chủ động phòng, chống dịch bệnh các đối tượng nuôi trồng thủy sản

Thận trọng thả nuôi tôm Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, từ đầu năm đến nay việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định. Đối với tôm nuôi nước lợ, hiện thời tiết tương đối thuận lợi nên diện tích thả nuôi ngày càng nhiều và người nuôi cũng chú trọng chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Nuôi tôm nước lợ ở hạ lưu sông Bàn Thạch, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: Kim Sơ. Ông Nguyễn Văn Bút, một người nuôi tôm ở xã Hòa Tâm, thị xã Đông Hòa, cho biết, gia đình ông đang thả nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng với tổng diện tích khoảng 11.000m2. Do những năm trước tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi rất phức tạp nên vụ này gia đình thả nuôi tôm với mật độ thưa cùng với xen với cua xanh, với tổng chi phí đến nay khoảng 150 triệu đồng. Hiện tôm nuôi đã 2 tháng, sinh trưởng và phát triển tốt, đạt kích cỡ...
Làm chè hữu cơ: Lợi ích nhân 3, lợi nhuận nhân đôi
Nông sản Việt

Làm chè hữu cơ: Lợi ích nhân 3, lợi nhuận nhân đôi

Trồng chè hướng hữu cơ: Tất cả cùng khỏe Nhiều hợp tác xã (HTX) trồng và chế biến chè tại xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) đã chuyển hình thức canh tác sang hướng hữu cơ từ nhiều năm nay, thành quả thu được lớn hơn mong đợi. Các nhà vườn khi đã vượt qua giai đoạn khó khăn của năm đầu tiên bị giảm năng suất và doanh thu (thậm chí thất thu 6 tháng đầu tiên), đến năm thứ 2 đã khẳng định rằng: Sản xuất chè hữu cơ – lợi ích nhân 3 và lợi nhuận nhân 2. Vườn chè canh tác theo hướng hữu cơ góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất, người tiêu dùng. Ảnh: Toán Nguyễn. HTX Trà và Du lịch cộng đồng Tiến Yên ở xóm Thái Sơn 2, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên) là một trong những đơn vị chuyển đổi từ sản xuất thông thường sang sản xuất theo hướng hữu cơ sớm nhất nhất ở tỉnh Thái Nguyên. Do nhận thức đư...
‘Nhức đầu’ với nhóm tàu cá dưới 15m
Thủy sản

‘Nhức đầu’ với nhóm tàu cá dưới 15m

Quyết liệt với nhóm tàu nguy cơ cao Trong quý I/2023, tỉnh Bình Định có 3 tàu cá với 16 lao động đánh bắt thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài bị Malaysia bắt giữ; trong đó, huyện Phù Cát có 2 tàu với 11 thuyền viên và thị xã Hoài Nhơn có 1 tàu với 5 thuyền viên. Trước khi Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu kiểm tra lần thứ 4, Bình Định quyết tâm hơn trong công tác ngăn chặn nạn tàu cá đánh bắt vi phạm IUU. Điểm nghẽn trong công tác ngăn chặn tàu cá đánh bắt vi phạm IUU ở Bình Định là những tàu vi phạm đều là tàu có chiều dài dưới 15m, hầu hết đều cũ kỹ, có giá trị thấp, không thuộc nhóm phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, nên cơ quan chức năng không giám sát được quá trình tàu hoạt động trên biển. Theo rà soát của Chi cục Thủy sản Bình Định, toàn tỉnh này hiện có đến 455 tàu cá có...
Người ‘cai’ thuốc hóa học cho cà phê trên đỉnh Brah Yàng
Nông sản Việt

Người ‘cai’ thuốc hóa học cho cà phê trên đỉnh Brah Yàng

"Gã khùng" trên đỉnh Brah Yàng Con dốc ngoằn ngoèo, đất đá lởm chởm nhưng anh Nguyễn Thái Nam vẫn tăng ga để chiếc xe máy cà tàng leo lên phía trước. Xe rung lắc và đôi lúc bánh trước bỗng như bị nhấc bổng, chệch khỏi lối mòn. Vậy nhưng, bằng một cách nào đó, anh Nam vẫn giữ được thăng bằng và xe vẫn cứ vọt lên một cách ngon lành. Vườn cà phê rộng 35ha trên núi Brah Yàng của anh Nguyễn Thái Nam đã được USDA chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu. Đến độ cao 1.400m, nơi bạt ngàn cà phê trải thảm, anh Nam dừng xe và nói: "Đỉnh núi này có tên là Brah Yàng. Theo cách gọi của người đồng bào dân tộc thiểu số địa phương, Brah là nơi ở, Yàng là trời và Brah Yàng nghĩa là nơi ở của trời. Từ độ cao này có thể nhìn ra bao quát một vùng rộng lớn của cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng). Chỉ tay về phía ...
Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 3]: Cá tra ‘bay’ đến hơn 130 quốc gia nhờ được cấp mã
Thủy sản

Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 3]: Cá tra ‘bay’ đến hơn 130 quốc gia nhờ được cấp mã

Đến năm 2025, Đồng Tháp có 100% cơ sở nuôi cá tra được cấp mã số vùng nuôi và 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Cấp mã số cho 100% vùng nuôi cá tra Những năm gần đây, ngành cá tra Việt Nam luôn gặp không ít khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu do tác động nhiều yếu tố bất lợi như: Biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cá, giá thành sản xuất cá nguyên liệu cao, những rào cản kỹ thuật và quy định nghiêm ngặt từ thị trường xuất khẩu… Do đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất không chỉ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho cá tra, mà còn từng bước đưa thế mạnh mặt hàng này phát triển bền vững hơn nữa. Bài liên quan Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 1] Thiết thực thì dân theo Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBN...
Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 2]: Vướng vì 9.000 cơ sở ‘cắm’ sổ đỏ ngân hàng
Thủy sản

Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 2]: Vướng vì 9.000 cơ sở ‘cắm’ sổ đỏ ngân hàng

Hàng ngàn sổ đỏ đang ở ngân hàng Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, trong số gần 35.000 cơ sở thuộc diện phải đăng ký cấp mã số nhận diện vùng nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm nước lợ thì có đến gần 9.000 cơ sở đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) vay vốn ngân hàng. Đây là rào cản lớn, làm chậm kế hoạch thực hiện cấp mã số vùng nuôi theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Rất nhiều cơ sở nuôi tôm đang thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, đây là rào cản lớn, làm chậm kế hoạch thực hiện cấp mã số vùng nuôi theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Ảnh: Trung Chánh. Ông Kim Hoàng Thanh, Chi Cục trưởng chi cục Thủy sản Kiên Giang, cho biết, công tác cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ trên địa bàn các huyện vẫn cò...
Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 1]: Thiết thực thì dân theo
Thủy sản

Cấp mã số vùng nuôi thủy sản: Khó khăn gì? [Bài 1]: Thiết thực thì dân theo

Rà soát hàng chục ngàn hộ nuôi tôm Kiên Giang là tỉnh ven biển, có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm nước lợ. Qua rà soát, toàn tỉnh hiện có hơn 42.900 cơ sở, hộ gia đình tham gia sản xuất các loại hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm - lúa và tôm quảng canh cải tiến. Trong đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình thuộc diện phải đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi trồng thủy sản gần 34.700 cơ sở. Kiên Giang là tỉnh có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Trung Chánh. Ông Kim Hoàng Thanh, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, cho biết, thời gian qua, đơn vị đã hướng dẫn và tập huấn triển khai thực hiện cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ trên địa bàn các huyện. Đồng thời, phối hợp với Phòng Kinh tế, Phòng NN-PTNT, ...
Đường là mạch máu, hiến đất để thành phố thêm cường tráng
Nông thôn mới

Đường là mạch máu, hiến đất để thành phố thêm cường tráng

Sự hy sinh của người dân là rất lớn Được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh vào cuối năm 2018, Đồng Xoài là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Phước. Thời điểm đó, nhìn chung kết cấu hạ tầng của TP Đồng Xoài còn chưa đồng bộ, đặc biệt là các tuyến đường từ nội đến ngoại thành còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một góc trung tâm thành phố Đồng Xoài hôm nay. Ảnh: Trần Trung. Xác định hệ thống cơ sở hạ tầng, đi đầu là giao thông có vai trò hết sức quan trọng, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế. TP Đồng Xoài với phương châm "việc phố, việc làng, đất vàng cũng hiến", nhờ dân vận khéo, người dân Đồng Xoài đã đồng thuận, tự nguyện hiến hàng chục ha đất trị giá hàng trăm tỷ đồng để làm mới, nâng cấp, mở rộng các đường, góp phần xây dựng ...
Làm đẹp cho quê hương thì cả ngàn mét vuông vẫn hiến
Nông thôn mới

Làm đẹp cho quê hương thì cả ngàn mét vuông vẫn hiến

Đường chưa thông, “đất vàng” cũng hiến Đến tổ 2, khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước hỏi ông Nguyễn Văn Đây thì ai cũng biết, bởi gia đình ông tiên phong hiến cho địa phương hơn 7.000m2 đất, trị giá nhiều tỷ đồng để mở đường. "Tiếng thơm" về gia đình ông Đây vì thế cứ lan xa. Để nhường đất làm đường, căn nhà cấp 4 còn thơm mùi sơn mới của ông Đây vừa được dựng lên cách căn nhà cũ không xa. Ảnh: Trần Trung. Tiếp chúng tôi trong căn nhà cấp 4 còn thơm mùi sơn mới vừa được dựng lên cách căn nhà cũ không xa, ông Đây cho biết, ông có 5 người con; 8 năm trước vợ qua đời. Từ đó đến nay, ông Đây một mình chăm sóc, lo lắng cho 5 người con. Thương ba nên các con đều cố gắng học tập, trưởng thành. Hiện các con đã lớn và đi làm ăn xa. Người con gái út bị thiểu năng do ả...
RSS
Follow by Email