Tuesday, April 30

40 học viên từ các nước Đông Nam Á tham gia khóa đào tạo về IUU

PGS.TS Trang Sỹ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang phát biểu tại khóa đào tạo về IUU.

PGS.TS Trang Sỹ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang phát biểu tại khóa đào tạo về IUU.

Trường Đại học Nha Trang đang triển khai dự án “Khóa đào tạo chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) liên quan đến theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS) và chương trình trao đổi cán bộ” do Bộ Nông – Lâm – Thủy sản Australia (DAFF) tài trợ thực hiện từ năm 2023 – 2026.

Theo kế hoạch hoạt động của dự án, Trường Đại học Nha Trang sẽ tổ chức khóa đào tạo về MCS lần thứ nhất với sự tham gia 40 học viên từ các nước Đông Nam Á, Timor Leste và Papua New Guinea.

Khóa đào tạo do các giảng viên của Trường Đại học Nha Trang và chuyên gia từ nhiều nước giảng dạy.

Khóa đào tạo do các giảng viên của Trường Đại học Nha Trang và chuyên gia từ nhiều nước giảng dạy.

Khóa học sẽ do các giảng viên của Trường Đại học Nha Trang và chuyên gia từ cơ quan quản lý nghề cá Australia và một số chuyên gia từ nhiều nước giảng dạy.

Khi được đào tạo, các học viên sẽ nắm toàn bộ kiến thức lý thuyết và thực hành liên quan tới hoạt động theo dõi, kiểm soát và giám sát nghề cá nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề khai thác IUU ở Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, học viên được giới thiệu và chia sẻ kiến thức của họ về các khuôn khổ pháp lý và quy định quốc gia, khu vực và quốc tế làm cơ sở cho việc triển khai MCS để chống khai thác IUU. Cũng như được giới thiệu và giúp học viên khả năng nhận diện và vận dụng các công cụ, công nghệ và quy trình MCS để hỗ trợ các hoạt động MCS góp phần quản lý nghề cá hiệu quả trong khu vực.

Khóa đào tạo thu hút 40 học viên từ các nước Đông Nam Á, Timor Leste và Papua New Guinea tham dự.

Khóa đào tạo thu hút 40 học viên từ các nước Đông Nam Á, Timor Leste và Papua New Guinea tham dự.

Ngoài ra, học viên cũng sẽ nắm được kỹ năng lập kế hoạch vận hành MCS và được các chuyên gia hướng dẫn trong việc điều tra tàu cá để xác định khả năng khai thác IUU, cũng như nắm được các khía cạnh xã hội trong đánh bắt thủy sản ở Đông Nam Á, đặc biệt là hiểu rõ chiến lược cải thiện bình đẳng giới trong khuôn khổ MCS.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email