Thursday, April 25

Vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay Agribank

Ông Vũ Trung Bộ làm giàu từ nuôi bò kết hợp trồng lúa và buôn bán nông sản. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông Vũ Trung Bộ làm giàu từ nuôi bò kết hợp trồng lúa và buôn bán nông sản. Ảnh: Tuấn Anh.

Trong những năm qua, cùng với việc hỗ trợ của chính quyền địa phương, sự đồng hành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Gia Lai (Agribank Gia Lai), đến nay đời sống của người dân đã thay đổi rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhiều gia đình thậm chí đã vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu.

Trở thành “đại gia chân đất” nhờ vốn vay

Thời gian qua, nhiều hộ gia đình tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đầu tư các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Để có được thành quả này, hàng nghìn hộ gia đình trong huyện đã được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng từ Agribank Gia Lai.

Đến tham quan mô hình nông nghiệp của gia đình ông Vũ Trung Bộ (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự phát triển kinh tế của gia đình ông. Từ hộ gia đình có đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, ông Bộ đã trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Ông Bộ cho biết, từ những năm 90, gia đình ông đã vay vốn của Agribank Gia Lai để buôn bán các mặt hàng nông sản. Ban đầu, gia đình chỉ vay được 10 triệu đồng rồi tăng dần theo các năm.

Đến nay, gia đình ông đã vay hơn 5 tỷ đồng tại Agribank Gia Lai để tập trung phát triển 3 lĩnh vực chính gồm: Nuôi gần 200 con bò kết hợp với trồng lúa và kinh doanh hàng nông sản.

Gia đình ông Bộ được Agribank Gia Lai tạo điều kiện tối đa trong vay vốn. Ảnh: Tuấn Anh.

Gia đình ông Bộ được Agribank Gia Lai tạo điều kiện tối đa trong vay vốn. Ảnh: Tuấn Anh.

“Nhờ nguồn vốn vay của Agribank Gia Lai, chúng tôi đã biết tính toán trong kinh doanh, nắm bắt thị trường hiệu quả. Chẳng hạn như nuôi bò, gia đình biết cách chăm sóc để bò sinh sản tốt, nâng cao thu nhập”, ông Bộ nói và cho biết, nhờ phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả, trung bình mỗi năm gia đình thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng, cuộc sống khá giả hơn rất nhiều.

Còn đối với gia đình ông Tống Văn Tần (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) cũng đã tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank Gia Lai từ năm 2020. Sau 3 năm làm ăn, kinh tế gia đình cho thấy hiệu quả với mô hình VAC gồm 200 gốc ổi, 150 con gà đẻ và cải tạo ao thực hiện dự án nuôi tôm càng xanh với 5 vạn con.

Đánh giá về nguồn vốn vay, ông Tần cho biết: “Ngân hàng Agribank Gia Lai không chỉ tạo điều kiện cho gia đình ông mà tất các các hộ dân nơi đây có thể vay vốn lên đến 200 triệu đồng để tự phát triển kinh doanh. Đặc biệt, Agribank Gia Lai rất linh hoạt trong các khoản cho vay, người dân có thể trả nợ trước thời hạn mà không bị phạt lãi suất”.

Không chỉ là hộ gia đình vay vốn của ngân hàng, ông Tần còn làm Tổ trưởng Tổ vay vốn của xã Ayun Hạ để làm cầu nối giữa người dân với ngân hàng. Hiện Tổ vay vốn có 16 hộ gia đình tham gia, trong đó người được vay cao nhất khoảng 200 triệu đồng.

“Thay vì người dân đến ngân hàng để thực hiện vay vốn có thể gặp Tổ trưởng vay vốn của xã để được hỗ trợ. Sau số Tổ vay vốn sẽ kết nối với ngân hàng để thẩm định khoản vốn vay được dễ dàng và nhanh hơn”, ông Tần chia sẻ.

Gia đình ông Tần thành công với mô hình VAC. Ảnh: Tuấn Anh.

Gia đình ông Tần thành công với mô hình VAC. Ảnh: Tuấn Anh.

Góp phần xây dựng nông thôn mới

Ngược về xã xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) nơi có hàng trăm hộ dân cũng được tiếp cận nguồn vốn vay từ Agribank Gia Lai. Ông Đàm Văn Khôi (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) cho biết, khi mới bắt đầu, ngân hàng Agribank tạo điều kiện cho vay khoảng 100 triệu đồng để canh tác trên 1.000m2 đất của của đình. Sau này, Agribank Gia Lai tiếp tục cho gia đình ông vay 1 tỷ đổng để mua 2 máy cày phục vụ sản sản xuất.

“Tổng dư nợ của gia đình đến thời điểm này rất an toàn, bởi lợi nhuận của gia đình nhà tôi có được cao hơn nhiều so với khoản vốn vay phải trả. Thậm chí ngân hàng có tạo điều kiện cho gia đình vay nhiều hơn nữa thì gia đình tôi vẫn tự tin để mở rộng sản xuất”, ông Khôi chia sẻ.

Với sự vào cuộc của Agribank Gia Lai, nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ảnh: Tuấn Anh.

Với sự vào cuộc của Agribank Gia Lai, nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện), đã có trên 1.000 hộ dân được vay vốn tại Agribank Chi nhánh Phú Thiện với số dư nợ gần 400 tỷ đồng.

Ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện) cho biết, trên địa bàn thị trấn có khoảng 50% là người đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Phú Thiện để mở rộng các dịch vụ kinh doanh, sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

“Với nguồn vốn như thế này, chúng tôi đang thực hiện kế hoạch xây dựng thị trấn Phú Thiện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đến thời điểm này, bộ mặt đô thị đã khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,2% trên địa bàn”, ông Chinh cho biết.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Agribank Chi nhánh Phú Thiện cho biết, qua lộ trình 10 năm thành lập, Chi nhánh Phú Thiện phát triển rất mạnh lĩnh vực cho vay với 99% khánh hàng tập trung mảng nông nghiệp, nông thôn. Nếu như ban đầu dư nợ chỉ khoảng 100 tỷ đồng và tiền gửi 80 tỷ đồng, đến nay dư nợ 800 tỷ đồng và tiền gửi hơn 700 tỷ đồng.

“Thông qua tình hình cho vay và đầu tư đồng hành cùng người dân, kinh tế địa phương đã thay đổi rất nhiều. Điều đó có sự đóng góp một phần của Agribank đầu tư vốn cho khách hàng kinh hoanh hiệu quả, thu nhập tăng cao”, bà Ngọc chia sẻ.

Cũng theo bà Ngọc, Agribank hiện tập trung cho vay thông qua các tổ vay vốn, điều đó đã tạo nên sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển kinh tế, học hỏi cách làm ăn của các hội viên một cách hiệu quả nhất.

Với vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Agribank Gia Lai đã dành gần 65% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực tam nông để triển khai các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… giúp khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, góp phần nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm nông nghiệp và giá trị gia tăng cho người dân.

Kết quả, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến 28/4 là hơn 6.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng: 63% so với tổng dư nợ toàn chi nhánh. Trong đó, dư nợ ngắn hạn hơn 3.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58% tổng dư nợ nông nghiệp nông thôn. Dư nợ trung, dài hạn hơn 2.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42% tổng dư nợ nông nghiệp nông thôn.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email