Thursday, March 28

VQG Cúc Phương đến Ba Vì học kinh nghiệm phát triển kinh tế dưới tán rừng

Đoàn công tác VQG Cúc Phương chụp ảnh lưu niệm cùng VQG Ba Vì.

Đoàn công tác VQG Cúc Phương chụp ảnh lưu niệm cùng VQG Ba Vì.

Thành phần đoàn gồm đại diện Ban Quản lý Vườn, Lãnh đạo các phòng ban và các đơn vị trong Vườn, Lãnh đạo UBND và cộng đồng người dân xã Yên Trị, tỉnh Hòa Bình; Văn phòng WWF Hà Nội; Ban quản lý dự án VFBC cùng 1 số cán bộ đang công tác tại Vườn.

Đoàn đã có buổi làm việc cùng Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, lãnh đạo 2 đơn vị đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ về công tác nghiên cứu và hỗ trợ phát triển cây dược liệu cho cộng đồng tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, tham quan mô hình bảo tồn nguồn gen cây dược liệu của Vườn Quốc gia Ba Vì; khảo sát, trao đổi mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng; thăm mô hình nuôi, trồng nấm đông trùng của Vườn Quốc gia Ba Vì.

Cũng trong nội dung công tác tại Ba Vì, đoàn trực tiếp làm việc và gặp gỡ trao đổi cùng lãnh đạo và bà con tại các thôn: Hợp Nhất, Yên Sơn, Hợp Sơn, huyện Ba Vì. Nội dung làm việc xung quanh các vấn đề về công tác phát triển cây dược liệu trong cộng đồng, tham quan mô hình trồng cây dược liệu và tham khảo kinh nghiệm về sơ chế dược liệu, chế biến dược liệu, đống gói bảo quản và kinh nghiệm quản lý điều hành, duy trì hoạt động tổ nhóm liên kết tại các thôn, bản vùng đệm.

Bà con xã Yên Tri (Hòa Bình) được nghe giới thiệu về phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Bà con xã Yên Tri (Hòa Bình) được nghe giới thiệu về phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Ban Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết chuyến đi rất thành công, đã thu được nhiều kết quả, với những trao đổi, những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tiễn đã học hỏi tích lũy được từ Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì và cộng đồng các thôn bản vùng đệm tại Ba Vì.

Với những kết quả gặt hái được từ chuyến công tác, Ban Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương mong muốn sớm được triển khai áp dụng tại Cúc Phương, nhằm thúc đẩy hoạt hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, giúp phát triển kinh tế của cộng đồng người dân vùng đệm. Giải pháp bền vững giúp bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên tại các Vườn quôc gia và khu bảo tồn trên cả nước.

Năm 2023, dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC)” được Bộ NN-PTNT phê duyệt nhằm thực hiện hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, giúp phát triển kinh tế của cộng đồng người dân vùng đệm. Qua đó, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển và quản lý rừng bền vững.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email