Tuesday, April 23

Gia tăng số chồi hữu hiệu an toàn với sản phẩm sinh học hàng đầu

Chăm sóc, quản lý tốt hành trình phát triển của cây lúa là điều tất yếu để nâng cao năng suất lẫn chất lượng. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Chăm sóc, quản lý tốt hành trình phát triển của cây lúa là điều tất yếu để nâng cao năng suất lẫn chất lượng. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Mỗi yếu tố hình thành năng suất cây lúa đều nằm trong một giai đoạn nhất định và có sự liên quan mật thiết với nhau. Nhìn chung, các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều góp phần cho việc gia tăng sản lượng về sau. Do đó, chăm sóc và quản lý tốt hành trình phát triển của cây lúa là điều tất yếu nhằm nâng cao cả về năng suất lẫn chất lượng.

Nói riêng về thời kỳ đẻ nhánh, đây là giai đoạn gắn liền với 1 trong 4 yếu tố tạo nên năng suất, đó chính là chồi hữu hiệu (chồi cho bông). Chồi hữu hiệu sẽ quyết định số bông/mét vuông.

Theo ghi nhận chuyên môn, số bông/mét vuông sẽ đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1.000 hạt đóng góp gần 30% năng suất. Vì vậy, đẻ nhánh là giai đoạn cực kỳ quan trọng, bà con nông dân cần chăm sóc thật kỹ.

Để đạt được mục tiêu cao nhất ở thời kỳ đẻ nhánh, bà con nông dân cần trang bị cho cây lúa một sức khỏe tốt ngay từ đầu vụ, tạo điều kiện để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, tập trung đủ sức khỏe để gia tăng chồi hữu hiệu.

Có thể nhắc đến những kỹ thuật không thể thiếu như: Làm đất kỹ và dọn sạch tàn dư thực vật, chọn giống và xử lý giống, gieo sạ với mật độ vừa phải theo lịch của địa phương.

Bên cạnh đó, cần theo dõi sát sao đồng ruộng để bổ sung dinh dưỡng đạm, lân, kali và các nguyên tố trung vi lượng một cách cân đối, tránh dư thừa nhất là phân đạm, khi dịch hại đến ngưỡng phòng trị thì quản lý kịp thời.

Chăm sóc để bộ rễ lúa khỏe mạnh giúp cây tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng để nuôi chồi, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, hạn chế chồi vô hiệu. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Chăm sóc để bộ rễ lúa khỏe mạnh giúp cây tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng để nuôi chồi, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, hạn chế chồi vô hiệu. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Theo các nhà khoa học, để cây lúa đẻ nhánh đồng loạt, một cây mẹ có hai chồi hữu hiệu là đủ, tránh tình trạng đẻ nhánh quá nhiều, đẻ nhánh rải rác.

Song song đó, cần chăm sóc để bộ rễ lúa luôn khỏe mạnh, rễ lúa khỏe sẽ tăng cường khả năng hấp thu, từ đó giúp cây tận dụng triệt để nguồn dinh dưỡng để nuôi chồi, gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, hạn chế chồi vô hiệu và giúp cây vững vàng vượt qua các điều kiện bất lợi.

Để gia tăng tối đa chồi hữu hiệu, bà con có thể sử dụng bổ sung sản phẩm sinh học Plastimula 1SL khi cây lúa đẻ nhánh, tốt nhất là ở thời điểm trước khi bón phân từ 2- 3 ngày.

Sản phẩm sinh học Plastimula 1SL thành phần 100% từ thiên nhiên, không chứa đạm, bà con nông dân có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Sản phẩm sinh học Plastimula 1SL thành phần 100% từ thiên nhiên, không chứa đạm, bà con nông dân có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ảnh: Đỗ Thanh Tuyền.

Plastimula 1SL sẽ giúp bộ rễ lúa phát triển mạnh mẽ, gia tăng khả năng trao đổi chất trong cây, tăng cường sự hấp thu để tận dụng triệt để nguồn dưỡng chất trong đất nên khi sử dụng sẽ giúp bà con nông dân đạt được mục tiêu quan trọng nhất ở thời kỳ đẻ nhánh.

Ngoài ra, nếu bà con sử dụng sản phẩm sinh học Plastimula 1SL vào 3 giai đoạn: Xử lý giống, đẻ nhánh, làm đòng sẽ giúp tiết kiệm 20% lượng phân bón cho cả vụ, giảm đáng kể chi phí đầu tư.

Sản phẩm sinh học Plastimula 1SL với thành phần 100% từ thiên nhiên, không phải phân bón lá và không chứa đạm nên bà con có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi cây bị bệnh càng nên sử dụng để cây nhanh phục hồi, sản phẩm còn hỗ trợ cây lúa gia tăng đề kháng đối với bệnh vàng lùn.

Please follow and like us:
Pin Share
RSS
Follow by Email