Saturday, April 20

Thủy sản

Ngư dân ứng xử như thế nào khi ‘tàu lạ’ quấy rối trên biển?
Thủy sản

Ngư dân ứng xử như thế nào khi ‘tàu lạ’ quấy rối trên biển?

Ngư dân Nguyễn Văn Lễ, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) đặt câu hỏi về việc ứng xử như thế nào khi ‘tàu lạ’ quấy rối trên biển. Ảnh: PL. Đó là câu hỏi của ngư dân Nguyễn Văn Lễ, phường Phú Đông (TP Tuy Hòa) đặt ra tại diễn đàn “Đáp lời ngư dân” do Báo Pháp luật TP.HCM phối hợp UBND tỉnh Phú Yên tổ chức vào sáng 29/8 tại TP Tuy Hòa. Trả lời vấn đề này, ông Trương Thiên An, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, trước hết các tàu đánh bắt xa bờ phải có chiều dài từ 15m trở lên. Do đó, tất cả các phương tiện này phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Đây là bằng chứng để xác định tàu cá đang hoạt động ở vị trí nào, cũng như cảnh báo kịp thời khi tàu có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài. Vì vậy nếu tàu cá đang đánh bắt nằm trên vùng biển Việt Nam mà...
Nuôi tôm 3 giai đoạn, giải pháp hoàn hảo trong xu thế mới
Thủy sản

Nuôi tôm 3 giai đoạn, giải pháp hoàn hảo trong xu thế mới

Ông Ngô Đình Tưu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diễn Châu (ngoài cùng) kiểm tra mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên cát. Ảnh: Việt Khánh. “Toàn huyện Diễn Châu có hàng chục km giáp biển, đây chính là tiềm năng, lợi thế trời ban để địa phương phát triển lớn mạnh ngành nghề nuôi trồng thủy sản. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày một khó lường, dịch bệnh tràn làn do môi trường ô nhiễm nặng nề, người dân đã chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, mạnh dạn đưa công nghệ cao vào canh tác để hạn chế rủi ro và nâng cao giá trị kinh tế. Trên những khoảng không cát mặn vốn dĩ trống trơn trước đây, hơn 100 hộ đã không tiếc tiền của, công sức gầy dựng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, thời gian tới không chỉ gói gọn trong 200 ha này đâu”, ông Ngô Đình Tưu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Diễn Châu chia ...
Lễ Vu Lan: Đừng phóng sinh thêm ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Thủy sản

Lễ Vu Lan: Đừng phóng sinh thêm ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Từ nhiều ngày nay, dù chưa đến ngày rằm tháng 7 âm lịch (hay Lễ Vu Lan báo hiếu - là ngày lễ lớn của Phật Giáo Việt Nam) nhưng đã có người mang cá ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phóng sinh. Đây là thói quen của người dân TP.HCM vào mỗi dịp lễ quan trọng, gắn với các phong tục tập quán Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, các Sở ban ngành tại TP.HCM đã liên tục kêu gọi người dân không nên thả cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hành động này nhằm ổn định đàn cá và tránh xảy ra tình trạng quá tải, khiến cá chết nổi trắng mặt kênh mỗi khi thời tiết bất lợi. Người dân bắt đầu thả cá phóng sinh trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vào dịp lễ Vu Lan năm nay. Ảnh: Lê Bình. Theo ông Lê Tôn Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản TP.HCM, hiện nay mật độ cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khá lớn. Đặc b...
Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 4]: Phát triển du lịch biển hài hòa, bảo tồn sẽ vững bền
Thủy sản

Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 4]: Phát triển du lịch biển hài hòa, bảo tồn sẽ vững bền

Để có một cái nhìn tổng quát về hoạt động phát triển du lịch biển, gắn với bảo tồn sinh rùa và thú biển, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã có trao đổi với TS Nguyễn Thanh Bình - Phó viện Trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bộ NN-PTNT) về vấn đề này. Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc gắn kết phát triển du lịch bền vững và công tác bảo tồn các loài động vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như rùa biển tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn biển? Liệu đây có thể trở thành một xu hướng trong tương lai? Trong những năm gần đây, du lịch biển gắn với bảo vệ, bảo tồn các loài động vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như san hô, rùa biển được phát triển khá mạnh mẽ tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn biển. Các hoạt động du lịch biển này góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết 36-NQ...
Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 3]: Đánh bắt phải tránh rùa – điều kiện để xuất khẩu hải sản
Thủy sản

Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 3]: Đánh bắt phải tránh rùa – điều kiện để xuất khẩu hải sản

Bài liên quan Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 1]: 30 năm bảo tồn sinh thái biển, đất ngập nước, rừng Côn Đảo Hoạt động bảo tồn rùa và thú biển tại Việt Nam những năm qua đã được chú trọng với nhiều chương trình, dự án, kế hoạch hành động. Bên cạnh mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, việc Việt Nam tiến tới thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, nâng cao năng lực quản lý nghề cá cũng là nhằm thúc đẩy thương mại thủy sản bền vững, duy trì các thị trường xuất khẩu trọng điểm. Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 12/9/2019 là một cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam trong thời gian tới. Bộ NN-PTNT đã ban hành Kế hoạc...
Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 2]: Xây ‘nhà’ cho rùa biển
Thủy sản

Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 2]: Xây ‘nhà’ cho rùa biển

Từ năm 1991, Vườn quốc gia Côn Đảo (huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu nghiên cứu về rùa biển cũng như cứu hộ trứng rùa biển. Tuy nhiên, đến năm 1995, đại diện Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) đến Côn Đảo ghi nhận những việc làm bảo tồn loài rùa biển ở đây và đã tài trợ cho những người làm cứu hộ rùa biển ở Côn Đảo sang Philippines tập huấn, thì hoạt động nghiên cứu và bảo tồn tại đây mới bắt đầu được chuyên nghiệp hóa. Côn Đảo trở thành địa phương có số lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất với số lượng rùa biển lên bãi đẻ trứng chiếm trên 85% số rùa về đẻ ở vùng biển cả nước. Bài liên quan 30 năm bảo tồn sinh thái biển, đất ngập nước, rừng Côn Đảo Số lượng rùa mẹ lên bãi đẻ trứng tăng gấp đôi năm 2010 Theo báo cáo về kết quả thực hiện công tác bảo tổn rùa biển giai đoạn 2020 - ...
Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 1]: 30 năm bảo tồn sinh thái biển, đất ngập nước, rừng Côn Đảo
Thủy sản

Bảo tồn rùa và thú biển [Bài 1]: 30 năm bảo tồn sinh thái biển, đất ngập nước, rừng Côn Đảo

Bãi Cát Lớn - hòn Bảy Cạnh, Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi sinh sản của nhiều rùa mẹ trong mùa sinh sản hàng năm. Ảnh: TTXVN. Vườn quốc gia Côn Đảo nằm trọn trên địa phận huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng biển phía Đông Nam nước ta. Đây là một trong số rất ít khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia đến nay còn giữ được nét hoang sơ của hệ sinh thái. Cảnh quan thiên nhiên rừng và biển trù phú là yếu tố quan trọng bậc nhất để cho sự phát triển du lịch sinh thái ở đây. Côn Đảo đã được Tạp chí Lonely Planet bình chọn là “Top 10 hòn đảo quyến rũ nhất hành tinh”, được Tạp chí Du lịch Travel and Leisure ca ngợi là “một trong những hòn đảo bí ẩn nhất hành tinh”. Các hòn đảo giống như những cái nấm, hình dạng khác nhau, nằm trên mặt biển mênh mông, mũ nấm chính là thảm rừng xanh, tạo nên một...
Cá tra đối mặt với tồn kho và giá thành tăng cao
Thủy sản

Cá tra đối mặt với tồn kho và giá thành tăng cao

Giá thức ăn tăng đã làm giá thành nuôi cá tra tăng cao. Ảnh: Sơn Trang. Cá tra là một trong những mặt hàng thủy sản giảm mạnh nhất về giá trị xuất khẩu. Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế ngành cá tra do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức, bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông của VASEP, cho biết, tính đến hết tháng 7/2023, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1 tỷ USD, giảm 37% so với cùng kỳ 2022. Các nguyên nhân chính làm kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm mạnh là lạm phát cao, kinh tế khó khăn trên toàn cầu dẫn tới sức mua giảm, nhất là ở những thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc ... Bên cạnh đó, có một nguyên nhân quan trọng là lượng cá tra tồn kho còn lớn ở một số thị trường nhập khẩu. Nguyên nhân là do trong nửa đầu 2022, sau khi ra khỏi Covid, nền kinh tế thế giới có dấu hi...
Thả hơn 260.000 con giống thủy sản ở rừng ngập mặn
Thủy sản

Thả hơn 260.000 con giống thủy sản ở rừng ngập mặn

Hàng trăm nghìn con giống thủy sản đã được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại rừng ngập mặn Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình. Rừng ngập mặn là nơi sinh sản, cư trú của các loài thủy hải sản. Tuy nhiên, việc khai thác, đánh bắt thủy sản tùy tiện, tận diệt cũng như tác động của ô nhiễm môi trường… đã làm đa dạng sinh học thủy hải sản bị suy giảm. Nằm trong chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản của Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, Chi cục Thủy sản Đồng Ngai đã tiếp tục thả giống phù hợp với môi trường nước lợ tại rừng ngập mặn - rừng sác Nhơn Trạch. Hoạt động được UBND huyện Nhơn Trạch và UBND xã Phước An phối hợp thực hiện. Cá giống được thả xuống rừng sác Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Bình. Ông Châu Thanh An, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai cho biết, hơn 250.000 con tôm giống, 6.500 con cá chẽm và ...
Ngành tôm đối mặt với khó khăn kéo dài
Thủy sản

Ngành tôm đối mặt với khó khăn kéo dài

Một gian hàng các sản phẩm tôm Việt Nam tại Vietfish 2023. Ảnh: Sơn Trang. Chia sẻ tại Hội thảo quốc tế ngành tôm, diễn ra trong khuôn khổ Vietfish 2023, do VASEP tổ chức, một số chuyên gia quốc tế nhận định lượng tôm tồn kho ở các thị trường nhập khẩu còn nhiều. Ông Ronni Tan, chuyên gia về thủy sản của Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ, cho biết, Trung Quốc đã nhập khẩu rất nhiều tôm trong năm 2022 (950 nghìn tấn tôm) và 4 tháng đầu 2023, nên tồn kho tôm ở thị trường này hiện rất lớn, đủ đáp ứng nhu cầu trong 6 tháng. Ông Jasper Clausen, Giám đốc toàn cầu về nuôi trồng thủy sản của De Heus, cho rằng châu Âu giảm nhập khẩu trong thời gian qua có nguyên nhân từ việc tồn kho tôm còn nhiều. Trong khi đó, tuy sản lượng giảm mạnh ở một số nước, trong đó có Việt Nam, nhưng sản lượng tôm toàn cầu năm nay...
RSS
Follow by Email