Thursday, April 25

Nông thôn mới

Ứng Hòa về đích nông thôn mới chậm mà chắc
Nông thôn mới

Ứng Hòa về đích nông thôn mới chậm mà chắc

Anh Phạm Văn Hoạch, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội cho biết, địa phương nghèo, thu ngân sách trước đây mỗi năm chỉ cỡ trên 100 tỉ, giờ khoảng 300 tỉ, chủ yếu từ đấu giá đất. Bởi thế, nguồn vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng cho xây dựng các công trình đầu tư có mục tiêu rất khó khăn khiến tiến độ thực hiện bị chậm. Cấp huyện đã nghèo, cấp xã khi thực hiện việc đấu giá đất cũng rất khó bởi thị trường đóng băng, nguồn thu không được bao nhiêu. Để huy động mọi nguồn lực của nhân dân, các tổ chức xã hội cùng chung sức xây dựng NTM, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho các xã trong việc bố trí nguồn kinh phí đầu tư công trình xây dựng NTM, huyện đã ban hành kế hoạch triển khai kiên cố hóa giao thông nông thôn theo QĐ 16 của TP. Cơ chế hỗ trợ kinh phí là ngân sách TP 80% chi phí mua vật ...
Việc ‘khó vạn lần dân liệu cũng xong’ ở thôn Đào Xá
Nông thôn mới

Việc ‘khó vạn lần dân liệu cũng xong’ ở thôn Đào Xá

Nhìn những hàng cây, ghế đá, con đường, công trình, thiết chế văn hóa khang trang, sạch đẹp, ít ai nghĩ rằng xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội từng là một địa phương nghèo, lại thuộc vùng “chiêm khê, mùa thối”. Anh Dương Văn Sửu, Chủ tịch UBND xã Đông Lỗ giới thiệu sơ qua cho tôi mấy cột mốc quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương mình: NTM từ năm 2011-2015, NTM nâng cao năm 2022 và năm 2023 lại bắt tay làm NTM kiểu mẫu. Vốn khởi điểm là một xã nghèo, xác định nguồn lực từ việc đấu giá đất rất khó khăn nên Đông Lỗ đã “liệu cơm gắp mắm” trong xây dựng NTM và vận động bà con cùng chung tay, ủng hộ. Riêng năm 2022 đã vận động được gần 1 tỉ đồng để trồng các hàng cây, dựng các ghế đá, trang thiết bị cho 6 nhà văn hóa của 6 thôn, trong đó 4 cái dạng tự quản có...
Nâng cao đời sống người dân từ xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới

Nâng cao đời sống người dân từ xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Thuận đã triển khai khá đầy đủ và cơ bản hoàn thành hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành. Những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng nông thôn dần cải thiện, bộ mặt nông thôn có chuyển biến tích cực, người dân đồng tình ủng hộ xây dựng NTM ngày càng sâu rộng. Nông thôn mới ở Bình Thuận ngày càng khang trang. Ảnh: KS. Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, đến nay toàn tỉnh có 72/93 xã đạt chuẩn NTM, đạt hơn 77%; trong đó có 1 xã Trà Tân đạt chuẩn NTM nâng cao. Tỉnh cũng tiếp duy trì 2 đơn vị cấp huyện gồm Phú Quý, Đức Linh đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu có 80% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, tương đương 75 xã, trong đó có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và...
Đưa hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn về Cà Mau
Nông thôn mới

Đưa hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn về Cà Mau

Dự án Living Well sẽ đưa nước sạch trong sinh hoạt đến với hơn 10.000 người dân tại xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh. Vừa qua, Tập đoàn Keppel, doanh nghiệp điều hành và quản lý tài sản trên toàn cầu có trụ sở tại Singapore, phối hợp cùng Báo Tiền phong và Tỉnh đoàn Cà Mau thông qua dự án Living Well đưa nước sạch trong sinh hoạt đến với hơn 10.000 người dân tại xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi xâm nhập mặn. Kể từ lần đầu được triển khai vào năm 2022, dự án Living Well tại Việt Nam, dự án hỗ trợ hơn 40.000 người dân tại hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, là những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì hạn hán và xâm nhập mặn tại ĐBSCL. Các em học sinh Trường THCS Tạ An Khương tham gia tìm hiểu hệ...
OCOP trên đất Tây Ninh [Bài 2]: Liên kết để vươn xa
Nông thôn mới

OCOP trên đất Tây Ninh [Bài 2]: Liên kết để vươn xa

Tây Ninh không giáp biển nhưng sản xuất ra muối tôm trứ danh. Ảnh: Trần Trung. Nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP địa phương, mới đây tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị ký kết cung ứng sản phẩm giữa các doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op). Bài liên quan OCOP trên đất Tây Ninh [Bài 1]: Câu chuyện về bánh tráng, sầu riêng và rau rừng Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, Tây Ninh có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm đặc trưng, trong đó ưu thế nổi bật là vị trí địa lý, kinh tế thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tham gia xuất khẩu; đồng thời có nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú. Một số ngành nghề truyền thống với sản phẩm hàng hóa nổi tiếng cùng đội ngũ thợ, nghệ nhân có trình độ tay ngh...
Phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn
Nông thôn mới

Phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn

Sản phẩm OCOP “chắp cánh” cho đặc sản Đà Lạt Ông Nguyễn Đức Cứ, Trưởng phòng Kinh tế TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay, địa phương có tiềm năng và lợi thế trong việc thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, thành phố có 57 sản phẩm của 24 đơn vị được chứng nhận OCOP từ 3 đến 5 sao. “Trong đó có 2 sản phẩm gồm trà Nhất Diệp Nguyên Hương và sản phẩm Actiso cao ống của Công ty CP Dược phẩm Lâm Đồng đạt chứng nhận OCOP 5 sao, 37 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao và 15 sản phẩm đạt chứng nhận 3 sao. Hiện nay, thành phố có thêm 3 sản phẩm là thảo dược và thực phẩm đang chờ Trung ương xét công nhận sản phẩm OCOP 5 sao”, ông Nguyễn Đức Cứ nói. Các sản phẩm OCOP của Đà Lạt là những sản phẩm đặc trưng như actiso, cà phê, dâu tây, phúc bồn tử, hồng treo gió, đông trùng hạ thảo, mắc ca. Ảnh...
OCOP trên đất Tây Ninh [Bài 1]: Câu chuyện về bánh tráng, sầu riêng và rau rừng
Nông thôn mới

OCOP trên đất Tây Ninh [Bài 1]: Câu chuyện về bánh tráng, sầu riêng và rau rừng

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến (giữa) trong một chuyến công tác tại Tây Ninh đánh giá cao bánh tráng siêu mỏng Tân Nhiên sản phẩm OCOP 5 sao. Ảnh: Trần Trung. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, là xứ sở của du lịch và được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, người dân địa phương sáng tạo và có trình độ kỹ thuật canh tác tốt, Tây Ninh có thể được xem là một trong những vùng đất hứa của Chương trình OCOP. 5 năm qua là khoảng thời gian vừa đủ để địa phương chọn lựa những sản phẩm OCOP đủ tầm để chứng nhận. Hiện Tây Ninh có 68 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP từ hạng 3 trở lên. Tuy số lượng sản phẩm được chứng nhận còn khiêm tốn so với các tỉnh thành trong khu vực, xong mỗi sản phẩm đều mang tính đặc trưng riêng, không chỉ có chỗ đứng trong nước, nhiều sản phẩm vươn tầm quốc tế. Tro...
Giám đốc, chủ tịch hợp tác xã nông nghiệp ‘đi học’ cách tiếp cận thị trường
Nông thôn mới

Giám đốc, chủ tịch hợp tác xã nông nghiệp ‘đi học’ cách tiếp cận thị trường

Gần 50 giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị các hợp tác xã đi học cách tiếp cận thị trường. Ảnh: Minh Đảm. Từ ngày 29 đến 30/8, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang phối hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã Miền Nam tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho gần 50 giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị các hợp tác xã (HTX) với chuyên đề “Kiến thức về thị trường nông sản và kỹ năng tiếp cận thị trường”. Các diễn giả, chuyên gia đã trình bày các tham luận xung quanh các chủ đề: Kiến thức về thị trường nông sản; cơ hội và thách thức của thị trường nông sản Việt Nam sau khi tham gia các Hiệp định Thương mại Quốc tế; một số nghị định, rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…) và kỹ nă...
Gỡ khó tiêu chí nước sạch cho huyện miền núi
Nông thôn mới

Gỡ khó tiêu chí nước sạch cho huyện miền núi

Đức Linh là huyện miền núi, nằm về phía tây tỉnh Bình Thuận cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía Đông Nam. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên hơn 54.000 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp hơn 49.000 ha. Nhà máy nước Võ Xu của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận. Ảnh: KS. Huyện này có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 2 thị trấn, với 63 thôn (trong đó có 3 thôn đồng bào dân tộc thiểu số), 19 khu phố. Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Bình Thuận cho biết, thời gian qua huyện Đức Linh đã có nhiều nỗ lực trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Điều này thể hiện khi Đức Linh là huyện đất liền đầu tiên trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2020. Với phương châm xây dựng NTM chỉ có ...
Sau kiện toàn, Văn phòng nông thôn mới ở Hà Tĩnh bộc lộ bất cập
Nông thôn mới

Sau kiện toàn, Văn phòng nông thôn mới ở Hà Tĩnh bộc lộ bất cập

Chính vì điều này sau kiện toàn sắp xếp, mô hình này đang như mớ bòng bong, công chức, người lao động sa sút tinh thần, phong trào làm NTM tại các địa phương giảm sút, nhiều tiêu chí vì thế mà có nguy cơ tụt hậu. Một Hà Tĩnh được Thủ tướng Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng tỉnh NTM vào năm 2025 nhưng với cách vận hành như hiện nay, nếu không giải quyết kịp thời thì nguy cơ tỉnh NTM sẽ nằm trên giấy. Kiện toàn đúng quy định nhưng hiệu quả hoạt động giảm sút Câu chuyện “khắc nhập, khắc xuất” hay kiện toàn lại các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng bộc lộ khá nhiều bất cập, lúng túng, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hiệu quả công việc. Việc kiện toàn văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) cấp...
RSS
Follow by Email