Saturday, April 20

Nông thôn mới

Đánh thức văn hóa bản địa từ du lịch nông nghiệp
Nông thôn mới

Đánh thức văn hóa bản địa từ du lịch nông nghiệp

Du khách quốc tế thích thú trải nghiệm mô hình du lịch nông nghiệp tại ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh. Du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng là những loại hình đang phát triển mạnh ở nông thôn vùng ĐBSCL. Những vườn cây trái, vuông tôm, rừng tràm hay nhà bè nuôi cá… trở thành điểm hẹn cho du khách, nhất là khách ngoại quốc. Cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 10km, người dân sinh sống trên Cồn Sơn, quận Bình Thủy khai thác thế mạnh vườn cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, liên kết làm du lịch cộng đồng. Qua khảo sát nhu cầu và khả năng xây dựng mô hình, 9 nhà vườn có cùng “bắt tay” phát triển dịch vụ du lịch. Nhà vườn được tư vấn, thiết kế, tập huấn kỹ thuật, vừa chăm sóc phát triển vườn, vừa đảm bảo cây cho trái quanh năm để đa dạng sản phẩm phục vụ du khách. Bên cạnh đó, Hội nông dân TP Cần Thơ đã hỗ ...
Kỳ vọng bùng nổ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn tiêu thụ sản phẩm OCOP
Nông thôn mới

Kỳ vọng bùng nổ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn tiêu thụ sản phẩm OCOP

Du khách trải nghiệm bắt cá đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ. Thời gianqua, du lịch nông nghiệp, nông thôn đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều mô hình du lịch canh nông đã hình thành ở nhiều địa phương, phát huy hiệu quả, trở thành điểm đến thu hút sự quan tâm của du khách, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến nửa năm 2023, cả nước có khoảng gần 500 mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đang hoạt động. Tuy nhiên, du lịch canh nông vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch, định hướng phát triển, tiêu chí đánh giá chất lượng và năng lực quản lý. Bài liên quan Diễn đàn Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọ...
Mù Cang Chải [Kỳ 1]: Rực rỡ từ bình minh đến hoàng hôn
Nông thôn mới

Mù Cang Chải [Kỳ 1]: Rực rỡ từ bình minh đến hoàng hôn

“Tác phẩm nghệ thuật” hùng vĩ giữa núi non đại ngàn Bài liên quan Trải nghiệm 19 hoạt động khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt Mù Cang Chải Phóng viên đến huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) vào những ngày đầu mùa thu, khi đó thời tiết ở vùng thấp vẫn còn oi bức, ngột ngạt, nhưng không khí ở đây đã khá dễ chịu, trời se lạnh vào sáng sớm, đến trưa cái nắng cũng không còn gay gắt. Cả chặng đường dài, tôi cảm nhận được sự giàu có của thiên nhiên và nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Đường lên Mù Cang Chải tuy xa và khó khăn song lại rất thú vị, quang cảnh thay đổi liên tục trên đường, chưa kịp ngắm hết những ngôi nhà sàn của người Thái bên cánh đồng Mường Lò rộng lớn với bạt ngàn hoa ban trắng thì đã đến với những con đường quanh co, uốn khúc trên các sườn ...
Cơ hội thoát nghèo bền vững cho Kỳ Sơn đã đến
Nông thôn mới

Cơ hội thoát nghèo bền vững cho Kỳ Sơn đã đến

Tầm nhìn của Bộ trưởng Lê Minh Hoan (bên phải) gợi mở cho Kỳ Sơn khát khao lớn lao để đánh thức tiềm năng còn ngủ vùi, câu chuyện “thoát nghèo” có lẽ không còn xa nữa. Ảnh: Việt Khánh. Thời cơ chín muồi Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm trong số 74 huyện nghèo nhất cả nước giai đoạn 2021-2025. Kỳ Sơn có diện tích tự nhiên 209.484 ha, rộng thứ 2 toàn tỉnh, nơi đây đồi núi bạt ngàn, sông suối dày đặc, địa hình hiểm trở, chia cắt, độ dốc lớn (trên 98% đồi núi dốc, chỉ trên 1% đất bằng). Phía Bắc, Tây, Nam giáp 5 huyện, thuộc 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 203.409 km đường biên giới, phía Đông giáp huyện Tương Dương. Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính (bao gồm 11 xã biên giới), 191 khối, bản (có 171 bản đặc biệt khó khăn). 94% dân số Kỳ Sơn là ngườ...
HTX Nông Lâm nghiệp Quyết Tiến chú trọng phát triển sản vật địa phương
Nông thôn mới

HTX Nông Lâm nghiệp Quyết Tiến chú trọng phát triển sản vật địa phương

Các sản phẩm OCOP của HTX Quyết Tiến. Ảnh: TA. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa HTX Nông lâm nghiệp Quyết Tiến (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được thành lập từ năm 1998 với lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề như: khai thác khoáng sản, xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản… Đến năm 2016, sau khi tiến hành đại hội chuyển đổi hoạt động theo luật HTX năm 2012, HTX Quyết Tiến đã tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc HTX Nông Lâm nghiệp Quyết Tiến cho biết, trên địa bàn xã A Yun nói riêng và huyện Mang Yang nói chung, 90% phát triển kinh tế tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, HTX muốn đồng hành cùng người dân phát triển, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của đia phương. Thời gian qua, HTX tham gia xây ...
OCOP thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, tăng giá trị
Nông thôn mới

OCOP thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, tăng giá trị

Câu lạc bộ lan tỏa OCOP Theo Phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn, gia tăng giá trị sản phẩm. Thời gian qua, địa phương đã hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức khảo sát, xây dựng ý tưởng sản phẩm, kế hoạch phát triển sản phẩm và triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Huyện Lạc Dương đã hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ sản phẩm OCOP với mục đích tạo môi trường để các thành viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Ảnh: Minh Hậu. Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương chia sẻ, tính đến tháng 7/2023, địa phương có 43 sản phẩm của 14 chủ thể đạt chứng nhận OCOP. Trong đó có 27 sản phẩm 3 sao và 16 sản phẩm 4 sao. “Chương trình OCOP hiện có sự lan t...
Bình Nam vượt gian khó, thu quả ngọt
Nông thôn mới

Bình Nam vượt gian khó, thu quả ngọt

Từ một xã bãi ngang với điểm xuất phát thấp, sau 10 năm xây dựng NTM, xã Bình Nam đã hoàn thành 19/19 tiêu chí để nhận bằng công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối tháng 8 vừa qua. Ảnh: L.K. Cuối tháng 8 vừa qua, xã Bình Nam (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) công bố đạt chuẩn NTM. Đây là thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền và người dân xã này suốt chặng đường dài vừa qua. Nhìn lại thời điểm từ lúc bắt đầu thực hiện chương trình xây dựng NTM cách đây 10 năm (từ năm 2013), ông Phạm Công Quốc, Chủ tịch UBND xã Bình Nam thừa nhận, những khó khăn mà địa phương này đã trải qua là không hề nhỏ. Vốn là xã bãi ngang ven biển, Bình Nam có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng từ giao thông cho đến thủy lợi, trường học rất hạn chế. Kinh tế lúc bấy giờ của xã hoàn toàn phụ thuộ...
Sản phẩm OCOP đặc trưng Nghệ An ‘khoác tấm áo mới’
Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP đặc trưng Nghệ An ‘khoác tấm áo mới’

OCOP Nghệ An có sự chuyển biến toàn diện sau 4 năm. Ảnh: Việt Khánh. Nâng tầm toàn diện Sau hơn 4 năm, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã lan tỏa sâu rộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả thể hiện tính bứt phá, sáng tạo đã đưa sản phẩm nông nghiệp tịnh tiến theo hướng tích cực, vừa dồi dào về số lượng lại phong phú về chủng loại, chất lượng, giá trị, mẫu mã. Thu nhập từ kinh doanh tăng vọt giúp chủ thể yên tâm gắn bó với nghề, đồng thời nâng tầm diện mạo nông thôn của địa phương. Với 423 sản phẩm được xếp hạng đạt OCOP 3 sao trở lên, bao gồm 1 sản phẩm 5 sao, 43 sản phẩm 4 sao, 379 sản phẩm hạng 3 sao. Con số trên giúp Nghệ An đứng thứ hai cả nước về sản phẩm được gắn sao (chỉ xếp sau thành phố Hà Nội), bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy địa phương nà...
Hà Nội và ‘cuộc chiến’ truy xuất nguồn gốc nông sản
Nông thôn mới

Hà Nội và ‘cuộc chiến’ truy xuất nguồn gốc nông sản

Cách đây 2 năm Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 15 về thực hiện đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030” chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2021-2025, TP tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, mã số, mã vạch cho khoảng 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, ban ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã cùng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Lĩnh vực mà Hà Nội ưu tiên là nông, lâm, thủy sản, thuốc chữa bệnh; sản phẩm, hàng hóa chủ lực, trong đó sử dụng mã số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc. Giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2030, bên cạnh việc đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức ...
TikToker đồng loạt livestream quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh
Nông thôn mới

TikToker đồng loạt livestream quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chương trình tập huấn thu hút sự quan tâm của nhiều chủ cơ sở OCOP và các thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh. Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp các cơ quan chuyên môn trên địa bàn vừa tổ chức thành công Hội nghị tập huấn “Tăng cường kỹ năng bán các sản phẩm OCOP qua phương tiện số cho thanh niên nông thôn”. Chương trình nhằm bồi dưỡng “hạt nhân số” cho thanh niên ở vùng sâu, vùng xa vươn lên khởi nghiệp và hỗ trợ người dân tiếp cận với sàn thương mại điện tử. Điểm nhấn của chương trình lần này chính là sự tham dự của những người sáng tạo nội dung số nổi tiếng trên nền tảng TikTok. Đặc biệt, với cách thức tiếp cận, đổi mới hình thức, các nhà sáng tạo nội dung số đã hướng dẫn thanh niên, chủ thể sản phẩm OCOP cụ thể từng bước, từng việc, qu...
RSS
Follow by Email