Thursday, April 25

Lâm nghiệp

Vườn quốc gia Cúc Phương sắp đón tin vui lần thứ năm liên tiếp
Lâm nghiệp

Vườn quốc gia Cúc Phương sắp đón tin vui lần thứ năm liên tiếp

Giải chạy xuyên rừng Cúc Phương mùa thứ hai (năm 2023) thu hút hàng nghìn vận động viên trong và ngoài nước tham gia. Theo tin từ Ban Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards), cơ quan này vừa gửi thư chúc mừng kèm thông báo: Vườn quốc gia Cúc Phương được vinh dự nhận giải thưởng "Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023". Theo đó, Vườn quốc gia Cúc Phương của Việt Nam tiếp tục vượt qua nhiều vườn quốc gia khác của Nhật Bản, Nepal, Indonesia, Sri Lanka và Malaysia để được bình chọn là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading National Park). Điều này khẳng định sức hấp dẫn của mô hình du lịch sinh thái - một trong những loại hình du lịch trọng điểm của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Được biết, đây là lần thứ năm liên tiếp (từ năm 2019 đến nay), Vư...
Rừng phòng hộ Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
Lâm nghiệp

Rừng phòng hộ Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar

Rừng Cần Giờ nhìn từ trên cao. Ảnh: BQL Rừng phòng hộ Cần Giờ. Rừng Cần Giờ được hình thành, phát triển trên nền đất phù sa do hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai mang đến, lắng đọng. Khu vực dần hình thành nền đất, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chế độ thủy triều bán nhật triều, mật độ sông rạch dày đặc tạo sự thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Theo công văn gửi Bộ TN-MT, UBND TP.HCM cho biết, rừng phòng hộ Cần Giờ đáp ứng 4/8 tiêu chí đề cử khu Ramsar. Rừng phòng hộ Cần Giờ chứa đựng một mẫu về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên hoặc gần với tự nhiên trong vùng địa lý sinh học đặc biệt. Nuôi dưỡng các loài cực kỳ nguy cấp, nguy cấp hoặc sắp nguy cấp, hoặc các quần xã sinh thái đang bị đe dọa, theo tiêu chu...
Trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu
Lâm nghiệp

Trồng rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu

Với 25ha rừng được khoanh nuôi tái sinh, sẽ có gần 2.400m hàng rào được dựng lên từ 6.800 cọc cừ tràm và gần 4.700m lưới; được duy trì, bảo dưỡng hàng năm tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo dự báo, chỉ cần mực nước biển dâng 1m thì 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 80% Cà Mau sẽ bị chìm dưới nước biển. Điều đó ảnh hưởng đến an ninh lương thực, sinh kế của hàng triệu người. Theo các nhà khoa học, hiện tượng El Nino cùng với biến đổi khí hậu, có thể khiến cho năm 2023, 2024 là những năm nóng nhất lịch sử với các đợt sóng nhiệt, hạn mặn nghiêm trọng… Do đó, công tác chuẩn bị để ứng phó những tác động khó lường của biến đổi khí hậu và hiệu ứng El Nino là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với khu vực đồ...
Gìn giữ ‘mái nhà xanh’ xứ Tuyên
Lâm nghiệp

Gìn giữ ‘mái nhà xanh’ xứ Tuyên

Lâm Bình là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với khoảng 79%. Ảnh: Đào Thanh. Huyện Lâm Bình hiện có 76.000ha rừng trải dài trên địa bàn 10 xã, thị trấn, trong đó rừng tự nhiên gần 68.000ha, còn lại là rừng trồng, tỷ lệ che phủ đạt gần 79%. Để giữ được những cánh rừng, cán bộ, công nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình thực hiện tốt việc dựa vào dân để giữ rừng. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đó là diện tích rừng phòng hộ được giao quản lý lớn, trong khi đó biên chế đơn vị được giao mỏng, đa số diện tích được giao đều ở xa, không có đường giao thông… Ông Nguyễn Hữu Tình, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Lâm Bình cho biết, là huyện có nhiều khu vực giáp ranh với các huyện Na Hang và Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hay Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê của ...
Giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ cho Vườn quốc gia Xuân Sơn
Lâm nghiệp

Giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ cho Vườn quốc gia Xuân Sơn

Cá thể khỉ mặt đỏ có được kiểm dịch thú y, xác định tình trạng sức khỏe tốt trước khi thả về với môi trường tự nhiên. Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca artoides nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Cá thể khỉ mặt đỏ được gia đình bà Hằng (phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) tự nguyện giao nộp về Hạt Kiểm lâm Phú Lâm (Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ). Sau đó, Hạt Kiểm lâm Phú Lâm bàn giao cho Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn để hoàn tất các thủ tục thả về môi trường tự nhiên. Cá thể khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca artoides, trọng ...
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
Lâm nghiệp

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra thực hiện Chỉ thị 13 ở tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Anh. Chuyển biến tích cực Ngày 17/8, Ban Bí thư ban hành Kết luận số 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Kết luận khẳng định, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với đó, cơ chế, chính sách, pháp luật được tiếp tục hoàn thiện. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức bộ máy về lâm nghiệp được quan tâm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, việc phối hợp giữa các cơ quan chức nă...
Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 5]: Gian nan giải bài toán ‘rừng già đá non’
Lâm nghiệp

Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 5]: Gian nan giải bài toán ‘rừng già đá non’

Nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn thường trực với đồng bào Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. Khó trăm bề Kỳ Sơn (Nghệ An) nằm trong số những huyện nghèo, khó khăn bậc nhất cả nước với tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 50,9%. An sinh xã hội chưa đảm bảo, đời sống thường nhật còn thiếu thốn đủ bề nên người dân vẫn duy trì thói quen tác động vào rừng. Là “cánh tay nối dài”, vừa đảm đương công tác quản lý bảo vệ rừng lại trực tiếp phối hợp, đôn đốc và chỉ đạo triển khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước xuyên suốt các thời kỳ, phía Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn hiểu rõ hơn ai hết nội tại ở địa phương này. Hộ nghèo ở Kỳ Sơn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao. Ảnh: Việt Khánh. Tiếp chuyện PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, Hạt trưởng Hoàng Văn Huynh chia sẻ thẳng thắn: “Có thể ví Kỳ Sơn là một lát cắt thu nhỏ của cả tỉnh Nghệ An. Xét tiêu chí ...
Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 4]: Đói nghèo đeo bám
Lâm nghiệp

Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 4]: Đói nghèo đeo bám

Đói nghèo dai dẳng vẫn đeo bám những bản làng nơi đỉnh trời Kỳ Sơn. Ảnh: Việt Khánh. Rừng núi bạt ngàn, tìm mỏi mắt không ra điểm tái định cư khẩn cấp Huyện Kỳ Sơn nằm ở phía tây nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 250 km, có chiều dài đường biên giới trên 203 km. Tập quán lạc hậu, du canh du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào suốt thời gian dài, kết hợp vấn nạn phá rừng nhức nhối độ 8 – 10 năm về trước đã làm suy giảm trầm trọng vốn quý. Dù đã đẩy nhanh công tác phục hồi nhưng chất lượng rừng của Kỳ Sơn nhìn chung chưa đạt, tác dụng phòng hộ suy giảm, đồng nghĩa tiềm ẩn muôn vàn nguy cơ về xói mòn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Bốn phía là rừng nhưng phần lớn đều là “rừng cấm”, đây chính là rào cản vô hình kìm hãm đà phát triển của huyện nghèo khi thực hiện các kế hoạch, chủ trương...
Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 3]: Bi kịch phá rừng nghèo để trồng rừng giàu
Lâm nghiệp

Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 3]: Bi kịch phá rừng nghèo để trồng rừng giàu

Nghệ An có quá nhiều diện tích rừng tự nhiên hiện trạng là rừng nghèo kiệt. Ảnh: Việt Khánh. Biết sai vẫn làm “Phá rừng nghèo để trồng rừng giàu” là thực trạng phổ biến tại các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là những nơi có điều kiện thổ nhưỡng màu mỡ, phù hợp với việc trồng rừng nguyên liệu như huyện Quỳ Châu. Phải thừa nhận thu nhập từ trồng rừng nơi đây rất khá. Thông qua trồng keo đơn thuần chỉ sau chu kỳ 4 - 5 năm có thể lãi ròng cả trăm triệu đồng/ha, nếu áp dụng quy trình thâm canh 7 - 10 năm dưới dạng gỗ lớn thu nhập có thể tăng gấp 2 đến 3 lần. Năm 2022 tổng doanh thu từ rừng của địa phương này đạt kịch kim 700 tỷ đồng, năm 2023 dù có nhiều biến động nhưng cũng duy trì ở mức 400 tỷ - 500 tỷ đồng, rõ ràng cao hơn nhiều so với trồng lúa và sản xuất nông nghiệp truyền th...
Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 2]: Vì sao Tương Dương ngồi trên mỏ vàng vẫn nghèo?
Lâm nghiệp

Bão tố dưới những cánh rừng vàng [Kỳ 2]: Vì sao Tương Dương ngồi trên mỏ vàng vẫn nghèo?

Trời ban cho Tương Dương tài nguyên rừng màu mỡ, tiếc thay người dân bản địa chưa thể trông cậy vào đó để ổn định sinh kế. Ảnh: Việt Khánh. Chảy máu tài nguyên Tưởng như sự đổ bộ của hàng loạt doanh nghiệp tiềm tăng sẽ góp phần đẩy lùi nghèo đói và nâng tầm chất lượng cuộc sống cho đồng bào Tương Dương (Nghệ An). Tuy nhiên qua nhiều năm nhìn lại, kỳ vọng lớn lao rốt cuộc đã hóa ảo mộng. Hệ sinh thái tự nhiên bị xáo trộn nặng nề, hàng ngàn ha đất, rừng màu mỡ, tài nguyên, khoáng sản thi nhau “đội nón ra đi”, sinh kế của người dân bị thu hẹp lại, niềm tin rơi rớt… Rõ ràng bài toán kinh tế của cấp thượng tầng khiến địa phương này phải gánh chịu cái giá quá đắt. Thủy điện luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Ảnh: Quốc Toản. “Thủy điện” là loại hình kinh doanh chủ lực và gây ám ảnh bậc nhất với đồng...
RSS
Follow by Email