Friday, April 19

Khuyến nông

80% người chăn nuôi sử dụng kháng sinh tự phát
Khuyến nông

80% người chăn nuôi sử dụng kháng sinh tự phát

Hội thảo “Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng vi sinh: Định hướng và hành động” diễn ra sáng 20/9 tại Hà Nội thu hút đông đảo người tham dự. Ảnh: Hồng Thắm. 1.000 tấn kháng sinh cho chăn nuôi lợn Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA cho biết, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh đã, đang và sẽ đe dọa sức khỏe, sự phát triển toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (OIE) đưa ra cảnh báo, hàng năm thế giới có hơn 700.000 người chết do các vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu giữ nguyên tốc độ gia tăng kháng kháng sinh như hiện tại, đến năm 2050, số người chết do kháng kháng sinh lên đến 10 triệu người. Cũng theo ông Sơn, tại Việt Nam, theo Dự án điều tra tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn tại 5 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Thái Bình, Nam Địn...
Phục hồi sầu riêng bị suy kiệt vì hạn mặn chỉ sau 3 – 4 tháng
Khuyến nông

Phục hồi sầu riêng bị suy kiệt vì hạn mặn chỉ sau 3 – 4 tháng

Mùa khô năm 2020, Tiền Giang có gần 4.460ha sầu riêng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, trong đó 922ha thiệt hại từ 30 - 70%, 3.537ha thiệt hại từ 70 - 100%. Trước tình hình này, cuối năm 2020, UBND tỉnh Tiền Giang quyết định triển khai đề khoa học công nghệ nghiên cứu xây dựng các mô hình vườn sầu riêng áp dụng kỹ thuật tiên tiến phục hồi sau hạn mặn và thích ứng với xâm nhập mặn tại xã Tam Bình và xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang). Đề tài được Trường Đại học Tiền Giang chủ trì, phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam thực hiện. Đến nay, phần lớn nội dung nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành. Vườn sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Rép đã khôi phục nhờ áp dụng quy trình 5 bước của Viện Cây ăn quả miền Nam. Năm nay, dự kiến năng suất gấp đôi năm ngoái. Ảnh: Minh Đảm. Kết quả điều tra, ...
Những trăn trở về du lịch nông nghiệp ở Hà Nội
Khuyến nông

Những trăn trở về du lịch nông nghiệp ở Hà Nội

Điểm sáng Hồng Vân Nhưng không phải đợi đến khi có Kế hoạch 73 mới thực hiện mà người dân ở nhiều vùng ngoại thành đã năng động trong việc phát triển du lịch nông nghiệp. Nhờ đó, Hà Nội đã có 2 sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng 4 sao thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch gồm: điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm). Ngoài ra, Hà Nội còn công nhận 5 điểm du lịch cấp thành phố ở khu vực ngoại thành, gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, sinh thái gồm: điểm du lịch xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; điểm sinh thái Hoàng Long, huyện Thạch Thất; điểm du lịch làng nghề lược sừng Thuỵ Ứng, huyện Thường Tín; điểm du lịch làng nghề mộc cao ...
[Bài 3] HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông góp phần nâng tầm thương hiệu hoa kiểng Sa Đéc
Khuyến nông

[Bài 3] HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông góp phần nâng tầm thương hiệu hoa kiểng Sa Đéc

Phát triển hoa kiểng gắn với du lịch Làng hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) từ lâu nay đã trở thành khu vực sản xuất hoa kiểng tập trung quy mô lớn nhất ở ĐBSCL kết hợp phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm. Trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông (phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc) chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng hoa kiểng để góp phần phát triển đưa ngành hàng hoa kiểng bay xa hơn và được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Làng hoa kiểng Sa Đéc từ lâu nay đã trở thành khu vực sản xuất hoa kiểng tập trung quy mô lớn nhất ở ĐBSCL kết hợp phát triển dịch vụ du lịch trải nghiệm. Ảnh: Hoàng Vũ. Nhiều năm nay với hoạt động chính là trồng hoa, cây cảnh, HTX Hoa kiểng Tân Quy Đông đã thu hút nhiều thành viên tham gia, bình quân HTX kết nạp mới 10 thành v...
Nuôi heo thảo dược, heo khỏe, môi trường trong lành
Khuyến nông

Nuôi heo thảo dược, heo khỏe, môi trường trong lành

Từ nuôi heo VietGAP đến nuôi heo bằng thảo dược Năm 2019, chị Lê Thị Liễu (49 tuổi) ở thôn Khoa Trường, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định) bắt đầu công cuộc nuôi heo trên đệm lót sinh học. Heo giống chị Liễu tự sản xuất với quy trình khép kín nên không lo dịch bệnh. Heo thịt được thả nuôi trên sàn úm, ăn các loại men và dung dịch trùn quế để kích thích tiêu hóa và tạo hệ miễn dịch kháng thể. TS Lê Công Nhường, Giám đốc Sở KH-CN Bình Định (thứ hai từ trái sang), cùng đoàn công tác thăm mô hình chăn nuôi heo an toàn bằng thảo dược và chế phẩm sinh học tại trang trại của chị Lê Thị Liễu ở xã Ân Đức (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T. Khi heo giống đạt 20kg/con, trước khi chuyển sang chuồng đệm lót sinh học để nuôi thịt thì heo giống được tiêm tất cả những loại vacxin phòng bệnh cần thi...
Đồng Nai: Gần 330 trang trại nuôi gia công không có thủ tục môi trường
Khuyến nông

Đồng Nai: Gần 330 trang trại nuôi gia công không có thủ tục môi trường

Với phương châm không đánh đổi kinh tế lấy môi trường, Đồng Nai đang mạnh tay với những cơ sở chăn nuôi và xác định "không khoan nhượng". Ảnh: Lê Bình. Theo đó, tại Đồng Nai có 328 trang trại nuôi gia công đang hoạt động nhưng chưa được cấp thủ tục môi trường. Tất cả các huyện và TP Long Khánh (trừ Biên Hòa) đều có trang trại vi phạm. Hầu hết các trang trại bị nhắc đến trong báo cáo đều đang nuôi gia công cho các doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Đây là kết quả sau 4 tháng triển khai kế hoạch tổng kiểm tra gần 9.850 trang trại chăn nuôi trên toàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương khẩn trương kiểm tra, có giải pháp xử lý đối với các cơ sở vi phạm. Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai cũng đề nghị UBND các huyện và TP Long Khánh khẩn trương kiểm tra, có giải pháp xử lý đối ...
Sản phẩm động vật an toàn từ lò mổ: [Bài 3] Không mua thịt thiếu dấu kiểm soát giết mổ
Khuyến nông

Sản phẩm động vật an toàn từ lò mổ: [Bài 3] Không mua thịt thiếu dấu kiểm soát giết mổ

Kiểm tra từ lò mổ đến sạp Trước khi cơ sở giết mổ động vật tập trung An Nhơn chính thức đi vào hoạt động tại xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) vào giữa năm 2023, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động những hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn dừng giết mổ tại nhà để bảo vệ môi trường nông thôn, đáp ứng tiêu chí về môi trường, bảo vệ cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Theo đó, có 110 hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ ở thị xã An Nhơn đăng ký vào giết mổ tại cơ sở tập trung. Tổ công tác cấp phường, xã ở thị xã An Nhơn kiểm tra thịt heo bán tại các chợ. Ảnh: V.Đ.T. Tuy nhiên, ngành chức năng và chính quyền địa phương không loại trừ khả năng, dù đã đăng ký, nhưng các hộ giết mổ nhỏ lẻ vẫn lén lút giết mổ tại nhà theo thói q...
Hậu Giang sản xuất thêm 2.000ha rau màu trong năm 2023
Khuyến nông

Hậu Giang sản xuất thêm 2.000ha rau màu trong năm 2023

Theo Kế hoạch mở rộng diện tích trồng rau màu, nuôi thủy sản trên ruộng lúa năm 2023 đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt, tỉnh này sẽ mở rộng diện tích trồng rau màu đạt khoảng 27.500ha, tăng 2.000ha so với kế hoạch được giao từ đầu năm. Trong đó, nguồn kinh phí hỗ trợ để xây dựng mô hình, khuyến kích người dân mở rộng diện tích trồng rau màu là hơn 2,5 tỷ đồng, gồm 1,3 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, còn lại là đối ứng của hộ dân tham gia. Hậu Giang có kế hoạch hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng để tăng thêm diện tích sản xuất 2.000ha rau màu trong năm 2023. Ảnh: Trung Chánh. Mục tiêu tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhằm đạt và vượt chỉ tiêu giao, mở rộng diện tích trồng rau màu năm 2023, đảm bảo duy trì sản xuất trong mọi điều kiện, ổn định đời sống bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu lương thực, th...
Tiền Giang siết chặt quản lý chất lượng giống cây trồng
Khuyến nông

Tiền Giang siết chặt quản lý chất lượng giống cây trồng

Tiền Giang là địa phương có diện tích trồng cây ăn trái lớn ở ĐBSCL với khoảng trên 82.000ha. Các loại cây có diện tích lớn là sầu riêng, mít, khóm và thanh long. Nhu cầu phục vụ cho cải tạo vườn và trồng mới ước tính khoảng 1,6 triệu cây giống/năm. Bên cạnh đó, nhu cầu giống lúa xác nhận vào khoảng 14.000 tấn và giống F1 trên 200 tấn/năm. Hiện nay, nhu cầu giống cây ăn trái ở tỉnh Tiền Giang vào khoảng 1,6 triệu cây giống/năm. Ảnh: Minh Đảm. Hiện nay, công tác sản xuất cây giống trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Toàn tỉnh có 141 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống, trong đó chỉ có 22 cơ sở sản xuất với năng lực khoảng 200.000 sản phẩm cây giống, chiếm 12,5%, còn lại phải nhập từ các tỉnh lân cận, đặc biệt là Bến Tre. Thời gian qua, ngành chức năng Tiền Giang đã tập trung quản lý và phát tr...
Kỳ vọng giống lúa BL9 tạo đột phá
Khuyến nông

Kỳ vọng giống lúa BL9 tạo đột phá

Giống lúa BL9 được đánh giá khá phù hợp với vùng tôm - lúa vì khả năng chịu mặn tốt. Ảnh: TL. Ngày 18/9, Sở NN-PTNT Bạc Liêu tổ chức hội thảo đánh giá kết quả chọn tạo, định hướng phát triển giống lúa BL9. Giống lúa BL9 do Trung tâm Giống nông nghiệp Bạc Liêu chọn lọc, được công nhận lưu hành theo Quyết định số 298/QĐ-TT-VPPN ngày 21/8/2023 của Cục Trồng trọt. Giống có thời gian sinh trưởng 100 - 105 ngày, năng suất vụ hè thu và thu đông đạt 5,5 - 6,5 tấn/ha, vụ đông xuân 7 - 7,5 tấn/ha. Theo kết quả phân tích của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và Sản phẩm cây trồng Nam bộ: Gạo BL9 thơm nhẹ, hạt thon dài, đẹp, hạt cơm bóng dẻo, có vị ngọt để nguội cơm không khô, tỉ lệ gạo nguyên khá từ 52 - 57%. Đặc biệt, theo kết quả khảo nghiệm của trung tâm, giống lúa BL9 có khả năng chịu mặn ở độ mặ...
RSS
Follow by Email